Loại bánh đầu tiên không thể thiếu giúp mang lại may mắn trong ngày Tết Hàn thực là bánh trôi bánh chay. Bánh trôi ngũ sắc chỉ là loại được thêm vào sau này. Còn để tôn vinh ý nghĩa nguyên thủy thì mọi nhà vẫn thường ăn bánh trôi bánh chay.
Bánh trôi bánh chay không chỉ tôn vinh cội nguồn của nền văn minh lúa nước từ thời xa xưa. Loại bánh này còn gợi nhắc đến truyền thuyết trăm trứng của mẹ Âu Cơ - thủy tổ của người Việt ta.
Theo An Nam phong tục sách, người Việt thường "làm bánh trôi nước, bày cỗ bàn, cúng gia tiên". Vì vậy, bánh trôi cũng được gọi là bánh Hàn thực.
Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, tục ăn bánh trôi của dân Việt vào ngày Tết Hàn thực nhiều khả năng được du nhập từ thời Lê. Trong Vân đài loại ngữ, nhà bác học Lê Quý Đôn cũng từng cho biết: "Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy. Người phương Bắc cũng có, gọi là Thủy đoàn".
Ngoài ra, vào khoảng thế kỷ XVI, trong Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa có viết: "Trôi nước có hiệu Thủy đoàn, trong đường ngoài bột nổi hòn lênh đênh".
Cho nên, tục ăn bánh trôi bánh chay đã có từ thời ông bà xưa, tựa như một dấu hiệu may mắn thuận theo cội nguồn dân tộc.
Bánh trôi tròn trịa, mịn đầy, tinh khiết thể hiện cho sự viên mãn, dồi dào. Khi ăn kèm với nước đường gừng cũng rất thơm vị. Bởi vậy, ăn bánh trôi vào ngày Tết Hàn thực vừa là một cách tưởng nhớ người đã khuất, vừa là cách chiêu cầu may mắn cho bản thân và gia đình.
Bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực
Để hiểu rõ cách làm bánh trôi bánh chay trong ngày Tết hàn thực, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.