(Tổ Quốc) - Phụ nữ không chỉ phải chịu môi trường sống khắc nghiệt ở Hung Nô mà còn phải chấp nhận những tập quán kỳ lạ của họ.
Sau thời Hán, người Hung Nô gần như bị diệt vong, nếu không thì phải di dân đi quá xa hoặc đã trở thành một bộ phận của dân tộc người Trung Nguyên, dần dần đã bị "Hán hóa". Nhà Hán thường xuyên hòa thân với người Hung Nô. Vào thời điểm đó, phụ nữ không chỉ phải chịu môi trường sống khắc nghiệt ở Hung Nô mà còn phải chấp nhận những tập quán kỳ lạ của họ, đặc biệt là "Cha chết thì con lấy vợ của cha, anh em chết thì lấy vợ của người còn lại".
Có người nói, ban đầu Vương Chiêu Quân vì tập tục này mà phải gả cho hai vị Khả Hãn. Cuối cùng, khi chuẩn bị gả cho vị Khả Hãn thứ 3, nàng đã tự sát vì không thể chịu thêm tủi nhục nữa. Chế độ này đã khiến thế hệ sau gọi là "chế độ Kế thừa Hôn nhân" và dần bị xóa bỏ trong thời kỳ Mãn Châu dù trước đó cũng có 1 thời gian người Mãn áp dụng tập tục tương tự thế này.
Vậy thì tại sao lại có chế độ hôn nhân kế thừa như vậy?
Có 3 nguyên nhân chính:
1. Bảo vệ phụ nữ
Vào thời kỳ Hung Nô, địa vị của phụ nữ rất thấp. Trên thảo nguyên, người phụ nữ không có chồng rất khó sống đơn độc. Mà chế độ hôn nhân này có thể giúp người phụ nữ tìm được một người đàn ông để nương tựa.
Người Hung Nô cũng không có thói quen nuôi dưỡng góa phụ về già. Vả lại vì sự khan hiếm tài nguyên trên thảo nguyên, hầu hết đều sống dựa vào việc cướp bóc, phụ nữ cũng là một mục tiêu quan trọng trong danh sách cướp bóc.
2. Bảo vệ tài sản
Trên thực tế, điểm này rất dễ hiểu, giống như hiện nay, nếu chồng chết thì người vợ sẽ hưởng toàn bộ tài sản của chồng. Người Hung Nô cũng như vậy, nhưng sau khi đàn ông chết, những người phụ nữ của họ chắc chắn sẽ được thừa kế 1 phần tài sản. Để ngăn người phụ nữ mang tài sản của chồng đã mất cưới người khác, họ đã áp dụng tập tục này.
Vào thời điểm đó, ngoài việc sinh con đẻ cái, người phụ nữ cũng rất quan trọng, cho nên tuyệt đối không được kết hôn với bộ lạc khác.
3. Bảo vệ con trẻ
Nếu những người phụ nữ này thật sự tái hôn, thì cuộc sống về sau của những đứa trẻ có thể sẽ không như ý. Nếu giữ họ lại trong bộ lạc, chúng là cô nhi. Nhưng nếu theo mẹ đến sống ở bộ lạc khác, chúng sẽ chịu sự phân biệt đối xử.
Nhưng, hiện tại nhìn lại quá khứ, những người phụ nữ chỉ tồn tại với mục đích sinh con đẻ cái, nói đơn giản hơn là xem như công cụ sinh nở. Đây thật sự là một chế độ lạc hậu, địa vị của người phụ nữ càng bị hạ thấp hơn. Nhưng trong cuộc sống tranh giành đấu đá của các bộ lạc thảo nguyên, thói quen vị kỷ là không thể từ bỏ.
Nguồn: Sohu
Hy Li