Tam quốc diễn nghĩa: Mối quan hệ ít biết giữa Gia Cát Lượng và vị mưu sĩ đầy tài năng nhưng bị Tôn Quyền coi thường, Lưu Bị suýt bỏ qua vì xấu xí

(Tổ Quốc) - Nói về mưu sĩ thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc, ta không thể không nhắc tới cặp đôi Ngọa Long (tức Gia Cát Lượng) và Phượng Sồ (tức Bàng Thống). Thậm chí đi đâu, thiên hạ cũng lưu truyền tai ...

Nói về mưu sĩ thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc, ta không thể không nhắc tới cặp đôi Ngọa Long (tức Gia Cát Lượng) và Phượng Sồ (tức Bàng Thống). Thậm chí đi đâu, thiên hạ cũng lưu truyền tai nhau câu nói: "Ngọa Long, Phượng Sồ, được một trong hai người ấy thì có thể đoạt được thiên hạ".

Bàng Thống (178-214), tự là Sĩ Nguyên, hiệu là Phụng Sồ là mưu sĩ của Lưu Bị thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh, người sống cùng thời với ông.

Tam quốc diễn nghĩa: Mối quan hệ ít biết giữa Gia Cát Lượng và vị mưu sĩ đầy tài năng nhưng bị Tôn Quyền coi thường, Lưu Bị suýt bỏ qua vì xấu xí - Ảnh 1.

Bàng Thống là một người tài năng nhưng đoản mệnh, ông qua đời khi mới 36 tuổi. (Ảnh: Phim Tam quốc diễn nghĩa 2010).

Bàng Thống là người huyện Tương Dương thuộc Nam quận, Kinh Châu. Khi Từ Thứ đi cùng bạn là Thạch Thao đi về phía nam đến Kinh Châu, lúc này Bàng Thống với Gia Cát Lượng và Từ Thứ đã kết bạn với nhau.

Ngoài ra Bàng Thống còn có quan hệ họ hàng với Gia Cát Lượng. Khi hai người còn nhỏ, chị của Gia Cát Lượng được gả cho Bàng Sơn Dân (có sách ghi là Bàng Lệnh Minh) - một người anh em họ của Bàng Thống. Người đứng ra chủ hôn là danh sĩ Bàng Đức Công - chú của Bàng Thống và Bàng Sơn Dân.

Theo Bàng Thống truyện chép trong Tam quốc chí, Gia Cát Lượng là học trò của Bàng Đức Công, người Tương Dương. Gia Cát Lượng thường hay tới nhà, một mình lạy ở dưới giường, ban đầu Bàng Đức Công chẳng chỉ bảo gì sau mới dạy.

Bàng Thống hơn Gia Cát Lượng 3 tuổi. Hai người đã thường xuyên qua lại, trong khi Gia Cát Lượng tỏ ra thận trọng thì Bàng Thống có phần xốc nổi bộc trực, khá tương phản tính cách với nhau. Do Bàng Thống chậm chạp vụng về, nhiều người coi thường ông, nhưng Bàng Đức Công hiểu ông và rất coi trọng.

Tam quốc diễn nghĩa: Mối quan hệ ít biết giữa Gia Cát Lượng và vị mưu sĩ đầy tài năng nhưng bị Tôn Quyền coi thường, Lưu Bị suýt bỏ qua vì xấu xí - Ảnh 2.

Bàng Thống và Gia Cát Lượng ngoài là bạn, hai người còn có mối quan hệ họ hàng. (Ảnh: Phim Tam quốc diễn nghĩa 1994).

Nghe tiếng danh sĩ Tư Mã Huy giỏi biết người, Bàng Thống tìm đến gặp. Khi gặp nhau, Tư Mã Huy đang hái dâu trên cây, Bàng Thống liền ngồi dưới gốc cây trò chuyện, cứ thế hai người đàm luận từ sáng tới khuya. Tư Mã Huy nhận ra tài năng của ông, hết sức khen ngợi.

Từ đó danh tiếng Bàng Thống nổi khắp nơi. Bàng Đức Công quý mến cả ông và Gia Cát Lượng, gọi ông là Phượng Sồ (phượng con), Gia Cát Lượng là Ngọa Long (rồng nằm).

Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả Bàng Thống là người mày rậm, mũi gồ, mặt đen, râu ngắn, hình dung xấu xí. Tư Mã Huy (Thủy Kính tiên sinh) nhận xét về Bàng Thống như sau: "Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể định hướng được thiên hạ".

Lúc đầu, Bàng Thống ở Giang Nam theo Tôn Quyền. Trong trận Xích Bích ông đã góp công lớn khi làm cho Tào Tháo dùng xích sắt ghép các thuyền lại thành một cụm để tránh cho quân sĩ say sóng nhưng thực chất là khiến thuyền không tản ra được khi bị hỏa công. Nhờ Bàng Thống mà khi Chu Du sử dụng hỏa công, thuyền của Tào Tháo tập trung lại thành một cụm nên không chạy thoát được, cháy rụi hết.

Sau khi Chu Du mất, Lỗ Túc tiến cử Bàng Thống cho Tôn Quyền nhưng Tôn Quyền vốn là người cẩn thận, thấy Bàng Thống xốc nổi, ngoại hình xấu xí, thì không ưng. Không được Tôn Quyền trọng dụng nên Bàng Thống đến Kinh Châu theo Lưu Bị.

Tam quốc diễn nghĩa: Mối quan hệ ít biết giữa Gia Cát Lượng và vị mưu sĩ đầy tài năng nhưng bị Tôn Quyền coi thường, Lưu Bị suýt bỏ qua vì xấu xí - Ảnh 3.

Bàng Thống có dung mạo xấu xí, nên không được Tôn Quyền trọng dụng.

Lưu Bị nghe tin Bàng Thống tới đầu quân thì hết sức vui mừng, nhưng thấy ông mặt mũi xấu xí thì thay đổi thái độ, chỉ cho ông làm Huyện lệnh Lỗi Dương. Bàng Thống ở đây khoảng 100 ngày, từ sáng tới tối chỉ uống rượu, bỏ bê công việc.

Lưu Bị nhận đơn tố cáo thì rất tức giận, lệnh Trương Phi và Tôn Càn đến kiểm tra. Trương Phi hậm hực chất vấn ông tại sao tham rượu bỏ việc thì ông bật cười, lệnh cho nha lại đem hết công văn trong 100 ngày để cho ông phê duyệt.

Chỉ nửa ngày, Bàng Thống đã xử lý hết toàn bộ, Trương Phi liền tạ lỗi và hứa sẽ hết sức tiến cử. Lúc này, Bàng Thống đưa bức thư giới thiệu của Lỗ Túc và Khổng Minh cho mọi người xem. Lưu Bị hối hận vì bạc đãi hiền sĩ, đích thân tới huyện tạ lỗi và mời Bàng Thống về Kinh Châu, phong làm Phó Quân sư Trung lang tướng.

Tiếc thay, ông lại không được khắc họa chi tiết trong bộ Tam quốc diễn nghĩa, và cái chết của ông là đề tài tranh cãi của rất nhiều sử học gia Trung Quốc.

Quốc Tiệp (t/h) - Người Đưa Tin

Tin mới