Shichifukujin – Thất Phúc Thần mang may mắn cho mọi người trong văn hóa Nhật Bản

(Tổ Quốc) - Nếu người Trung Hoa có câu chuyện về Bát Tiên, thì người Nhật cũng có truyền thuyết về Thất Phúc Thần rất kỳ thú.

Nếu người Trung Hoa có câu chuyện về Bát Tiên, thì người Nhật cũng có truyền thuyết về Thất Phúc Thần rất kỳ thú. Shichifukujin thường được nhắc đến trong ngày tết O-shogatsu (Chính nguyệt) – một trong số những ngày lễ quan trọng của năm, thường được tổ chức vào mùa xuân.

Thất phúc thần trong văn hóa Nhật Bản

Thất phúc thần được cho là xuất hiện sau thời Chiến quốc (Sengoku jidai, 147701573) để thể hiện mong ước thái bình của dân chúng. Theo người Nhật, các vị thần tiên này sẽ xuống trần vào đêm giao thừa và ở lại trong ba ngày đầu năm mới. Vì thế, để đem lại điều tốt lành, người lớn thường tặng cho trẻ em những bức tranh vẽ hoặc phong bao lì xì có hình bảy vị thần ngồi trên tuyền buồm Takarabune (Bửu thuyền – thuyền chở của quý).

Shichifukujin – Thất Phúc Thần mang may mắn cho mọi người trong văn hóa Nhật Bản - Ảnh 1.

Tên gọi của 7 vị thần

Thất phúc thần được xem là các vị thần gần gũi với tầng lớp nhân dân, vì thế họ thường gắn liền với những thứ quen thuộc với cuộc sống như lúa, gạo, cá… Tương truyền, lần lượt 7 vị phúc thần này bao gồm:

Ebisu: Vị thần có nguồn gốc trong Thần đạo Nhật Bản. Ebisu là con của Izanagi và Izanami. Ông được xem như vị thần phù hộ cho người đi biển, ngư nghiệp và thương nghiệp.

Shichifukujin – Thất Phúc Thần mang may mắn cho mọi người trong văn hóa Nhật Bản - Ảnh 2.

Thần Ebisu thường giúp cho các ngư dân đánh bắt thuận lợi cũng như bảo hộ cho con người đi biển được an lành. Ông cũng là vị thần được yêu mến nhất trong bảy vị thần

Ebisu có biểu tượng là cá hồng (tai), cá chép (koi), cá rô biển (Suzuki) và cá tuyết (tara). Thần được miêu tả hay buộc con cá hồng bằng dây dừa rồi đeo ở tay phải trước ngực hoặc cầm cá bằng tay trái, râu cằm nhẵn nhụi, trên đầu đội mũ như người đi săn.

Daikokuten: Đây là vị thần có nguồn gốc Ấn Độ, sau đó du nhập vào Trung Hoa rồi truyền sang Nhật Bản. Trong quan niệm của người Nhật, Daokokuten được xem như "Ông Táo", cai quản ở bếp. Daikokuten thường chít khăn vải trên đầu, đứng trên bồ lúa, tay một tay mang túi lớn, một tay mang vồ nhỏ bằng gỗ. Ông thường giúp mùa màng bội thu, buôn may bán đắt.

Shichifukujin – Thất Phúc Thần mang may mắn cho mọi người trong văn hóa Nhật Bản - Ảnh 3.

Bishamonten: Cũng giống như Daikokuten, đây cũng là vị thần có nguồn gốc Ấn Độ. Ông là thần tài kiêm thần chiến tranh. Ông thường mang lại điềm may trong chiến loạn cũng như trong thời thái bình. Thần thường giúp giữ gìn của cải cho người xứng đáng.

Shichifukujin – Thất Phúc Thần mang may mắn cho mọi người trong văn hóa Nhật Bản - Ảnh 4.

Benzaiten: Vị nữ thần duy nhất trong Thất phúc thần, thường cầm cây đàn tỳ bà (biwa). Thần thường ngồi hoặc đứng trên lá sen, hoặc cưỡi bạch long, rắn biển, rắn thường. Thần Benzaiten thường được các nghệ nhân, ca sĩ và những quán ăn thờ cúng. Nữ thần có hình dáng nhiều tay.

Shichifukujin – Thất Phúc Thần mang may mắn cho mọi người trong văn hóa Nhật Bản - Ảnh 5.

Fukurokuju: còn được gọi là Phúc Lộc Thọ Thần. Vị thần này có nguồn gốc từ Đạo giáo Trung Hoa. Thần Fukurokuju thường biến hóa ra nhiều phép lạ liên quan đến trường thọ và phát tài. Biểu tượng của thần có nai, rùa và hạc.

Shichifukujin – Thất Phúc Thần mang may mắn cho mọi người trong văn hóa Nhật Bản - Ảnh 6.

Jurojin: Vị thần có xuất xứ Trung Hoa, được cho là sống vào thời Tống. Jurojin có ngoại hình giống một ông lão đầu dài, râu dài trắng bạc, tay cầm trượng. Thần đại diện cho sự trường thọ, trí tuệ và sức khỏe.

Shichifukujin – Thất Phúc Thần mang may mắn cho mọi người trong văn hóa Nhật Bản - Ảnh 7.

Hotei: Hotei bắt nguồn từ một Thiền tang thời Hậu Lương, tên Khế Tỷ. Ông có dung mạo phúc đức, thân hình tobéo, lúc nào cũng đi khất thực. Hotei còn được gọi là "Phật Cười." Nhiều người tin rằng Hotei cũng là hóa thân của Di Lặc Bồ Tát.

Shichifukujin – Thất Phúc Thần mang may mắn cho mọi người trong văn hóa Nhật Bản - Ảnh 8.

Thần Hotei hay cầm quạt, trên vai mang đãy gạo không bao giờ cạn.

Green

Tin mới