Phụ nữ tuổi thọ ngắn thường có 6 dấu hiệu cực kỳ rõ ràng khi đi bộ, nếu không có điểm nào thì bạn rất may mắn!

(Tổ Quốc) - Đi bộ quả thực có ích cho sức khỏe và tuổi thọ. Nhưng nếu 5 "tín hiệu" này xuất hiện khi bạn đi bộ thì cần phải chú ý, đó có thể là triệu chứng của bệnh tật đang tìm đến.

Sống lâu và khỏe mạnh là điều mà bất cứ ai trong chúng ta đều mong mỏi, đặc biệt là phụ nữ, chị em không chỉ mong sống lâu hơn mà còn mong trẻ trung hơn. Để sống thọ, phụ nữ thường chăm chỉ đi bộ để rèn luyện sức khỏe. Đi bộ có thể hỗ trợ giảm cân, lại vừa thúc đẩy hiệu quả nhu động của đường tiêu hóa, giảm gánh nặng trao đổi chất... quả thực có ích cho sức khỏe và tuổi thọ. Nhưng nếu 5 "tín hiệu" này xuất hiện khi bạn đi bộ thì cần phải chú ý, đó có thể là triệu chứng của bệnh tật đang tìm đến.

fb8fb87b27f24db295897d641ac3de04.jpeg

Người phụ nữ tuổi thọ ngắn sẽ có 6 tín hiệu kỳ lạ khi đi bộ

1. Người tuổi thọ ngắn thường cảm thấy đau ngực khi đi bộ

Ở người khỏe mạnh, việc vận động nhẹ hết sức đơn giản, đi lại bình thường không bị tức ngực. Nhưng nếu bạn vừa đi bộ đã cảm thấy đau tức ở ngực, coi chừng đó là dấu hiệu của bệnh tim mạch vành. Sau khi chúng ta đi bộ và tập thể dục thì mức tiêu thụ oxy của cơ tim sẽ tăng lên, nếu bị bệnh tim thì tình trạng tức ngực và đau ngực sẽ rõ ràng hơn.

aba411251cde44dfacb28ace0f2e1100.jpeg

2. Chóng mặt và nhức đầu khi đi bộ

Nếu bạn luôn cảm thấy chóng mặt và đau đầu khi đi bộ mà không phải do bị cảm, sốt thì có thể bạn đã gặp vấn đề về mạch máu não, nếu không chú ý, bạn có thể bị đột quỵ.

3. Chuột rút chân khi đi bộ

Đôi khi bị chuột rút chân khi đang đi bộ có thể là do bạn bị đuối sức hoặc do thiếu canxi, chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý là tình trạng chuột rút sẽ biến mất. Nhưng nếu lần nào đi bộ bạn cũng bị chuột rút, nghỉ ngơi cũng không hết thì đó là dấu hiệu mạch máu ở chân có vấn đề.

Khi mạch máu ở chân hoạt động không bình thường thì sẽ không cung cấp máu kịp thời, dây thần kinh ở chân bị kích thích và gây chuột rút.

tired-woman-runner-taking-a-rest-after-running-hard-royalty-free-image-477815606-1566669912.jpeg

4. Đi bộ lảo đảo

Đi đứng không vững, đi loạng choạng là một trong những dấu hiệu lão hóa của con người. Khi về già hệ xương khớp bị lão hóa, chân đi không thuận lợi, khi đi đứng sẽ không vững vàng, dễ lảo đảo.

Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe não bộ, bệnh thần kinh trung ương hoặc chứng mất điều hòa tiểu não. Tốt nhất bạn nên đi kiểm tra.

5. Khó thở và ho khi đi bộ

Trong quá trình đi bộ hàng ngày, nếu bạn bị khó thở và ho sau khi đi bộ thì bạn nên chú ý, đó có thể là phổi có vấn đề như giãn phế quản, khí phế thũng, hen suyễn,… và có thể xảy ra hiện tượng khó thở, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra để không ảnh hưởng đến tuổi thọ.

800.jpeg

6. Đau bụng và tiêu chảy sau khi đi bộ

Đi bộ có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa nhưng không gây tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đau bụng và muốn đi vệ sinh trong khi đi bộ thì có thể là do dạ dày và ruột bị tổn thương, vận động gây kích thích tiêu hóa và gây tiêu chảy.

Đi bộ là một trong những cách rèn luyện sức khỏe tốt nhất, vậy đi bộ như thế nào để giúp tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ?

Tư thế là quan trọng nhất

Cần giữ thẳng cơ lưng, hóp ngực và bụng, hóp hông, nhìn thẳng về phía trước, chống tay nhẹ, hít thở đều, duy trì tâm trạng thoải mái, vui vẻ.

Tốt nhất bạn nên đi bộ 6000 bước mỗi ngày

Trung bình mỗi người nên đi lại khoảng 6000 bước/ngày. Tất nhiên, điều này không chính xác tuyệt đối, bạn nên đi lại tùy theo tình trạng của bản thân. Nếu không sẽ bị chấn thương đầu gối hoặc căng dây chằng.

p1612507843_47822.jpg_b.jpg

Thời gian tốt nhất để đi bộ là vào buổi chiều hoặc tối

Thời gian tốt nhất để đi bộ tập thể dục là từ 5 giờ đến 8 giờ tối. Nếu làm việc không quá xa nhà thì bạn có thể tận dụng thời gian tan ca để đi bộ về, vừa tranh thủ thời gian vận động lại vừa có thời gian để hít thở không khí ngoài trời.

Đậu Đậu

Tin mới