(Tổ Quốc) - Suy cho cùng, chính phụ nữ là người hiểu phụ nữ hơn cả và biết điều gì có thể kích động được đối phương. Đôi khi, mười từ là đủ kéo chồng về từ tay kẻ thứ 3...
Những câu chuyện của người xưa luôn khiến chúng ta phải suy ngẫm. Ở trong 1 thời đại khác, khi phụ nữ không có tiếng nói, đàn ông được đề cao và chuyện 5 thê 7 thiếp không phải là điều hiếm hoi thì giữ chồng trở nên quá xa xỉ.
Dù cái kết thực sự đau lòng nhưng câu chuyện của văn sĩ Trung Hoa Lão Xá lại là bài học lớn cho những người đàn ông "chỉ muốn thêm chứ không muốn bớt".
Cuộc hôn nhân hoàn hảo và người vợ trên cả tuyệt vời
Có lẽ, Hồ Kiết Thanh và Triệu Thanh Các là 2 trường hợp hiếm hoi ở 2 "phe" nhưng đều được kính trọng. Bởi chính cách cư xử của những người trong cuộc khi vô tình trở thành lựa chọn của 1 người đàn ông.
Cuộc gặp gỡ giữa Hồ Kiết Thanh và Lão Xá có thể nói là một mối lương duyên trời định: Từ quen biết, yêu đương đến kết hôn, tất cả đều "bài bản", thuận lợi như được sắp đặt từ trước.
Hồ Kiết Thanh 25 tuổi, học tại trường Sư phạm Bắc Kinh, là người yêu thích văn học, bà thành lập một nhóm văn học với vài bạn học nữ. Năm 1930, khi Lão Xá trở về từ Vương quốc Anh, Hồ Kiết Thanh mời văn sĩ uyên bác và học rộng hiểu nhiều về nhóm giao lưu.
Chính niềm đam mê ấy đã đưa đôi bạn trẻ đến gần nhau hơn. Lão Xá từng nói: "Ấn tượng đầu tiên mà em mang đến cho tôi giống như một cô gái Nhật Bản. Nhưng em và tôi đều là người Mãn Châu và có rất nhiều điểm tương đồng".
Bởi sự đồng điệu ấy mà 1 đám cưới nhanh chóng được diễn ra vào năm 1931.
Năm 1937, Hồ Kiết Thanh ủng hộ chồng ra tiền tuyến chiến đấu, một mình bà ở Bắc Kinh quán xuyến gia đình, chăm sóc mẹ chồng. Đối với Kiết Thanh, 5 năm ấy bà chẳng khác gì "góa phụ". Bà phải làm những việc nhà tẻ nhạt, chịu đựng nỗi nhớ nhung và đe dọa của chiến tranh có thể cướp chồng mình đi bất cứ lúc nào. Hồ Kiết Thanh đã ngoan cường và kiên trì biết bao!
Xuất thân trong 1 gia đình gia giáo, Kiết Thanh tài năng và có chí hướng từ nhỏ nhưng vì Lão Xá, vì gia đình mà bà phải cam chịu "chôn chân" 1 chỗ cho thấy tình yêu đối với chồng lớn nhường nào.
Tiểu tam "cốt cách" và sự giằng xé khi không cam tâm cướp chồng người khác
Khác với Hồ Kiết Thanh, Triệu Thanh Các có phần suy nghĩ phóng khoáng hơn. Bà và Lão Xá gặp nhau trong 1 buổi khai mạc Hiệp hội nghệ thuật. Cả 2 như bắt được "sóng" của nhau.
Sau đó không lâu, Thanh Các trở thành trợ lý của Lão Xá. Khoảng cách và cơ hội làm việc chung đã khiến họ từ tri kỉ thành người tình.
Thanh Các cũng rõ phần nào hoàn cảnh của Lão Xá, bà viết về tâm trạng ngập ngừng và đắn đo của mình trong cuốn tự truyện "Những chiếc lá rơi" như sau: "Một bên là gái ế, một bên là đàn ông đã có vợ, sự kết hợp này không nên tồn tại".
Năm 1943, Triệu Thanh Các dứt khoát rời Trùng Khánh đến Thượng Hải. Bà bị trói buộc bởi cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt nên đã bỏ trốn. Nhưng mấu chốt là Lão Xá phải ly hôn người vợ chính thức thì 2 người họ mới có cơ hội đến bên nhau.
Đấu tranh tư tưởng với chính mình, Thanh Các nghĩ bản thân không thể chà đạp lòng tự trọng vì 1 người đàn ông. Bà cũng không thể can thiệp sâu vào cuộc hôn nhân của người khác chỉ để thỏa mãn sự ích kỉ cá nhân. Tình cảm của Thanh Các dành cho Lão Xá là rõ ràng nhưng đối mặt với mối quan hệ trái đạo đức này, bà vẫn chọn cách tự mình cắt đứt sợi dây ràng buộc giữa 2 người họ.
Thanh Các đã nói với người tình: "Mỗi người 1 thế giới, không bao giờ có thể thành đôi". Đến phút chót, cuối cùng cô "tiểu tam" ấy cũng biết "quay đầu là bờ".
Cái kết cho sự phản bội: Bằng cách này hoặc cách khác, sự trừng phạt sẽ xảy ra
Cả 3 người họ đều biết bản thân muốn gì. Hồ Kiết Thanh có đau đớn thật nhưng vẫn cần bố cho con mình. Triệu Thanh Các chưa hết yêu nhưng không chấp nhận làm kẻ thứ 3 nên chủ động rời đi. Chỉ riêng Lão Xá là không rõ ràng, ông vừa không nỡ ly hôn vợ lại nuối tiếc người tình.
Điều dại dột nhất của Lão Xá là sau khi Thanh Các bỏ đi, ông đuổi theo đến tận Thượng Hải nhưng lại không hề có ý định bỏ Kiết Thanh. Chính ông gieo rắc nỗi đau cho 2 người phụ nữ nhưng lại tham lam và vô trách nhiệm không giải quyết dứt điểm.
Mọi thứ đều phải kết thúc, nhất là những điều sai trái. Một bức thư dài mười từ của Hồ Kiết Thanh hoàn toàn cắt đứt dòng suy nghĩ của Triệu Thanh Các để bà dứt hẳn đoạn tình với Lão Xá: "Tôi đang mang thai và có 1 cô con gái".
Lá thư ngắn ngủi khiến 1 "tiểu tam" nặng thể diện như Triệu Thanh Các tình nguyện rút lui, tình tay 3 coi như kết thúc hoàn toàn. Khi đã tha thứ, Hồ Kiết Thanh vẫn cho chồng đường quay đầu và làm tốt nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, làm con dâu.
Nhưng cái kết thật quá bất ngờ khi Lão Xá phải sống trong sự dằn vặt giữa tình yêu với 2 người phụ nữ, ông chọn cách kết liễu cuộc đời mình.
Mặc dù đạt được thành tựu trong văn học nhưng Lão Xá không thể tạo ra cuốn tiểu thuyết thành công cho cuộc đời mình. Âu cũng là cái kết cho sự phản bội, nếu không bị trừng phạt bạn cũng chẳng chiến thắng được lương tâm.
Nguồn: Toutiao, QQ
VV