(Tổ Quốc) - Bàn làm việc sẽ phần nào thể hiện được tính cách của chủ nhân; cho nên, nếu bàn bừa bộn thì nhiều phần chủ nhân sẽ làm một nhân viên kém chỉn chu và thiếu tâm huyết.
1. Nâng cao hiệu suất công việc
Là nhân viên văn phòng, chắc hẳn ai cũng ít nhất 1 lần lâm vào tình cảnh không tìm thấy những giấy tờ quan trọng hoặc quên rằng mình đã lưu tài liệu ở đâu để rồi phải tốn kha khá thời gian để có thể tìm lại từ đó khiến công việc ngưng trệ, giảm hiệu suất.
Để tránh tình trạng này xảy ra, việc cần làm chính là vứt bỏ những vật dụng hoặc tài liệu không thực sự cần thiết cũng như sắp xếp mọi thứ vào đúng nơi quy định, dễ dàng có thể tìm kiếm. Thời gian kiếm đồ thất lạc tỷ lệ nghịch với độ gọn gàng của bàn làm việc cho nên đó cũng là thước đo để chúng ta có thể tự kiếm chứng sự ngăn nắp của bản thân.
Nếu mỗi ngày phải tốn 10 phút để thất lạc tương đương với 1000 phút (tức hơn 16,5 tiếng) cho 100 ngày. Con số không hề nhỏ bởi tính trung bình 1 năm, con số này lên tới hơn 60 giờ. Thật sự một sự phí phạm không hề nhỏ.
2. Tạo dựng hình ảnh nhân viên năng lực
Ấn tượng về một người có bàn làm việc bừa bộn là chưa bao giờ tốt đẹp cả. Bởi đến cái bàn làm việc mà họ còn chưa dọn dẹp được gọn gàng ngăn nắp thì khi làm việc, họ có chỉn chu, kỹ lưỡng hay không? Dù đúng dù sai thì bàn làm việc cũng phần nào thể hiện tính cách của chủ nhân. Do đó, việc người khác đánh giá chúng ta thông qua cách bản thân bày trí bàn làm việc là điều không hề khó hiểu.
Cho nên, đừng để vì chiếc bàn làm việc không gọn gàng mà mất đi hình ảnh về một nhân viên văn phòng nghiêm túc và kiểu mẫu trong mắt đồng nghiệp. Mất lòng đồng nghiệp đôi khi chẳng là vấn đề gì lớn, tuy nhiên, nếu như sếp không ưng ý khi nhìn thấy chiếc bàn làm việc bộn bề của chúng ta thì chị em công sở nên cân nhắc để có phương án điều chỉnh cho phù hợp.
3. Kỹ năng để giữ bàn làm việc luôn gọn gàng, sạch sẽ
- Chỉ đặt những đồ cần thiết nhất trên bàn
Có không ít quan điểm cho rằng, sẽ dễ tìm đồ hơn nếu chúng ta cứ bày biện chúng đầy ra bàn. Ngược lại, việc cứ bày đầy đồ ra bàn sẽ khiến chúng ta căng thẳng, không thoải mái, áp lực do không gian xung quanh trở nên chật hẹp. Do đó, hãy cố gắng tinh giản đến mức có thể mặt bàn của chúng ta để chỉ bày bố những thứ thật sự cần thiết trong một thời điểm nhất định. Một chiếc bàn làm việc gọn gàng, ngăn nắp sẽ khiến chủ nhân dễ tập trung, từ đó tối đa hoá năng suất công việc.
- Vứt bỏ những thứ không cần thiết
Nhiều người có thói quen giữ lại những vật dụng chẳng cần thiết vì nghĩ đến một ngày mình chắc chắn sẽ có dịp cần dùng đến. Tuy nhiên, hãy dành một chút ít thời gian để cân nhắc kỹ càng tính hữu dụng của những vật dụng này. Nếu một ngày nào cần dùng đến, chúng ta có thể mang đi cất hoặc nếu không cần thiết nữa có thể mang đi cho người cần chúng hơn hoạt vứt bỏ. Gọn gàng, ngăn nắp và tối giản luôn dễ dàng tạo cho chúng ta một cảm giác thoải mái.
- Dành 10 phút mỗi sáng để dọn bàn
Hãy dành ra 10 phút mỗi sáng để dọn dẹp bàn làm việc trước khi bắt đầu chuỗi ngày hiệu suất. Điều này ban đầu có thể sẽ rất khó khăn, tuy nhiên, thứ gì làm nhiều dần rồi cũng sẽ thành quen.
Đừng ngần ngại bắt đầu những thói quen tích cực để dọn dẹp bàn làm việc gọn gàng ngay từ hôm nay. Một chiếc bàn ngăn nắp sẽ mang đến nhiều điều tốt đẹp cho chủ nhân.
Louis