(Tổ Quốc) - Năm 2021, cả thế giới đã chứng kiến cơn sốt nhà ở trong đại dịch do nhu cầu về “nhà trốn dịch” bảo vệ sức khỏe tăng đột biến và bất động sản là kênh đầu tư an toàn, đặc biệt với nhà phố, nhà biệt thự.
An toàn trở thành yếu tố quyết định
Hoạt động thị trường giao dịch biệt thự, nhà phố liền kề tăng 16% theo quý và 131% theo năm.
Theo báo cáo thị trường bất động sản quý II/2021 của Savills Việt Nam, hoạt động thị trường biệt thự, liền kề đạt 1.087 giao dịch, tăng 16% theo quý và 131% theo năm. Các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng có hai lý do chính dẫn đến việc sản phẩm nhà ở riêng biệt tăng đột biến.
Thứ nhất: với đối tượng khách hàng mua nhà để ở, theo tháp nhu cầu Maslow, trước đại dịch, mọi người dân đều có nhu cầu cơ bản về sự đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nhà không phải chỉ để ở mà đã trở thành nơi an trú, bảo vệ trong đại dịch Covid-19. Khi chính phủ các quốc gia đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch với phương châm ở yên tại chỗ thì nơi ở còn phải đáp ứng được tất cả các nhu cầu: làm việc, giải trí, học tập, đảm bảo các yếu tố giãn cách, chữa lành từ thiên nhiên.
Thứ hai: với các nhà đầu tư khi có dòng tiền mặt dồi dào thì nhà ở là một kênh đầu tư dài hạn và an toàn trong đại dịch.
Nhất là trong 2 năm gần đây, pháp lý của các dự án được siết chặt, minh bạch hơn nhưng nguồn cung ra thị trường giảm thì chỉ số an toàn đầu tư nhờ vậy mà càng cao hơn. Ngoài ra, phân khúc nhà ở chung cư tập trung hầu hết ở các thành phố lớn đông đúc không đảm bảo được an toàn tốt nhất trước đại dịch nên giá trị sinh lời cũng theo đó bị tụt giảm.
Năm 2020, cả thế giới đã chứng kiến những biến động không ngừng về thị trường vàng, chứng khoán. Khi tình dịch bệnh khắp thế giới còn diễn biến phức tạp, các khu sản xuất lớn liên tục phải đóng cửa phòng chống dịch thì dòng tiền tái đầu tư sản xuất, kinh doanh được giới đầu tư thận trọng, cân nhắc.
"Trước tất cả những tổn thương do đại dịch Covid-19 gây ra, dù mua nhà để ở hay đầu tư thì cũng cần đảm bảo tính an toàn đầu tiên, trên hết", giới chuyên gia nhấn mạnh.
Đô thị chữa lành tại thủ phủ Tây Nguyên
Với tỉ lệ phủ xanh hơn 50%, Thành phố Cà phê trở thành khu đô thị văn hoá sinh thái đẳng cấp của thủ phủ Tây Nguyên.
Đại dịch Covid-19 khiến phương thức làm việc hầu hết các ngành đều thay đổi, có thể làm việc từ xa. Do vậy việc rút lui ở các thành phố tập trung dân cư đông đúc, không đảm bảo an toàn để tới các đô thị mật độ dân số thấp là điều tất yếu.
Thành phố Cà phê là một trong những dự án đang được giới chuyên gia nhận định sẽ đón đầu xu thế đô thị chữa lành tại Việt Nam sau đại dịch khi lọt vào Top 5 dự án mô hình kiểu mẫu được quan tâm nhiều nhất nửa đầu năm 2021 theo thông tin của VnExpress.
Thành phố Cà phê tọa lạc tại tuyến đường huyết mạch của thủ phủ nông sản tỷ đô, có quy mô 45.45 ha, kết nối dễ dàng với toàn vùng Tây Nguyên, các thành phố lớn trong cả nước chỉ từ 30 phút đến 2 tiếng.
Dự án được Tập đoàn Trung Nguyên Legend đầu tư xây dựng cùng quy hoạch đồng bộ, chuẩn mực cao cấp. Với tỉ lệ phủ xanh tới hơn 50% diện tích toàn khu, mỗi chủ nhân nơi đây được hưởng tới hơn 110 m2 không gian sống sinh thái. Đây là yếu tố quan trọng trong các tiêu chí giúp chủ nhân có thể chữa lành từ tự nhiên.
Không chỉ trải nghiệm những thương hiệu hàng đầu thế giới cùng hệ thống dịch vụ tại các tiện ích đặc biệt, từ Thành phố Cà phê chỉ mất 10 – 20 phút để kết nối với tất cả các điểm đến quan trọng tại Buôn Ma Thuột như: trung tâm hành chính, bệnh viện, siêu thị…
Nhà ở chữa lành đáp ứng nhu cầu sống - làm việc - nghỉ dưỡng và kết nối với thiên nhiên.
Với tầm nhìn trở thành điểm đến của hơn 2 tỉ người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới, Thành phố Cà phê đã đầu tư xây dựng hệ thống tiện ích đặc biệt, duy nhất, trở thành biểu tượng của kiến trúc sinh thái chữa lành như: vườn Zen, tổ hợp thể thao Gym – Yoga – Bắn cung, khu luyện tập cưỡi ngựa Ả Rập – Golf 3D… và kiến tạo những thú chơi thượng lưu, khác biệt.
Bảo tàng Thế giới Cà phê, công trình kiến trúc độc bản đã đưa Thành phố Cà phê trở thành trung tâm cà phê nghệ thuật tại Việt Nam - điểm đến của hơn 2 triệu lượt khách du lịch trong 2 năm Bảo tàng Thế giới Cà phê đi vào hoạt động, tạo giá trị hàng triệu đô la cho thương hiệu cà phê Việt Nam.
Trong năm 2020-2021, khi các hoạt động thương mại, xây dựng ở nhiều khu đô thị lớn bị gián đoạn vì đại dịch covid-19 thì dự án vẫn đảm bảo tiến độ xây dựng hoàn thiện vườn Zen, tổ hợp thể thao Gym – Yoga – Bắn cung và khu tập cưỡi ngựa – golf 3D. Dự kiến đầu năm 2022, những căn nhà đầu tiên sẽ được bàn giao cho chủ nhân.
Theo giới đầu tư địa ốc, Buôn Ma Thuột là thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao bậc nhất tại khu vực Tây Nguyên, trung bình từ 20-30%/ năm, có nơi còn tăng tới 40%. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng, nơi đây vốn là thủ phủ của nông sản tỉ đô, trung tâm kinh tế tài chính của toàn vùng.
Thanh Xuân