Món sữa chuối "siêu tốc" mà chúng tôi gợi ý cho bạn trong bài viết này không chỉ ngọt thơm mà còn healthy nữa nha. Già trẻ lớn bé, đảm bảo ai thử cũng mê!
Nếu chị em thao tác nhanh tay thì chưa đầy 5 phút là cũng có thể hoàn thành xong món sữa chuối này rồi. Sữa có vị ngọt đặc trưng của chuối, kết hợp với vị ngậy của sữa tươi không đường và phần chuối dầm nhỏ nữa nên uống ngon lắm nha!
Hàm lượng calo của chuối theo mức độ chín mà có thể bạn chưa biết
1. Chuối xanh (chưa chín 100%)
Chuối xanh chứa rất nhiều tinh bột. Tuy nhiên, đa số tinh bột có trong chuối là tinh bột phản tính không tốt cho ruột non. Bởi vậy, tinh bột dạng này thường được coi là một loại chất xơ. Vì vậy bạn sẽ cảm thấy nhanh no khi ăn chuối xanh. Chuối xanh nạp vào cơ thể ít calo hơn các loại chuối khác vì vậy nó còn hỗ trợ quá trình giảm cân. Tuy nhiên bạn có thể bị đầy hơi do chuối có hàm lượng tinh bột cao.
Chuối xanh được xếp vào loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp với GI là 30.
2. Chuối chín vàng
Chuối chín vàng ít tinh bột và nhiều đường hơn chuối xanh. Chuối chín vàng giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, ruột hấp thu dinh dưỡng nhanh hơn. Chuối chín mất đi nhiều vi chất dinh dưỡng. Nhưng bù lại, chuối chín có nồng độ các chất chống oxi hóa cao.
Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn chuối chín vì chuối chín có hàm lượng đường cao.
3. Chuối vàng có đốm đen
Chuối chín hoàn toàn sẽ ngon và ngọt hơn. Những đốm đen trên chuối là dấu hiệu của sự chuyển hóa 100% tinh bột thành đường.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, chuối có đốm đen có tác dụng chống lại tế bào ung thư. Chuối có đốm đen còn sinh ra các thành phần ngăn ngừa thiếu máu, trầm cảm, ợ nóng và giúp ổn định huyết áp.
4. Chuối chín rục
Chuối quá chín (chín rục) sẽ bị héo, chảy nước. Nhưng lúc này tinh bột trong chuối xanh đã chuyển hóa thành đường hoàn toàn. Lúc này, hàm lượng chất chống oxi hóa trong chuối cao.
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ có thêm một cách làm sữa chuối vừa ngon vừa nhanh gọn.