Nguyên tố này quan trọng không kém canxi nhưng bố mẹ ít chú ý đến, hậu quả bé chậm cao lớn

(Tổ Quốc) - Nếu thiếu nguyên tố này, khả năng cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng kém, khiến trẻ chậm cao lớn, bố mẹ cần chú ý.

Bố mẹ nào cũng muốn con mình cao lớn vượt trội nên thường quan tâm tới việc bổ sung canxi nhiều hơn. Thế nhưng trên thực tế, khi cơ thể trẻ thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng, nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của trẻ, thậm chí khiến trẻ chậm cao lớn, thấp bé nhẹ cân, đó chính là nguyên tố sắt.

Khi cơ thể trẻ thiếu sắt sẽ dễ dẫn tới tình trạng thiếu máu và suy dinh dưỡng. Nếu lượng máu cung cấp cho các cơ quan khác không đủ, nó sẽ làm chậm hoạt động hoặc ngừng phát triển một số chức năng.

Thói quen ăn uống khiến trẻ bị thiếu sắt, chậm cao lớn

Trong trường hợp trẻ bị thiếu sắt hoặc thiếu máu nhẹ, cơ thể sẽ không có triệu chứng gì đặc biệt. Hầu hết các trường hợp được phát hiện chỉ khi đi khám sức khỏe hoặc có biểu hiện của thiếu sắt nặng. Có 2 thói quen ăn uống phổ biến dễ khiến trẻ bị thiếu sắt như sau:

1. Ăn quá nhiều đồ ăn vặt thay thực phẩm chính

Nhiều trẻ em thường không thích ăn rau nhưng lại rất khoái ăn vặt. Các món ăn vặt thường ít dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều các loại phẩm màu, chất bảo quản khác nhau. Nếu trẻ ăn thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cơ thể cần. Đặc biệt, trong giai đoạn trẻ phát triển nhanh, việc thiếu hụt này sẽ cản trở sự phát triển của trẻ.

2 thói quen khi ăn khiến trẻ chậm cao lớn vì thiếu nguyên tố này cơ thể cần - Ảnh 1.

Trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt dễ gây ra tình trạng thiếu sắt. (Ảnh minh họa)

Những thực phẩm chứa nhiều sắt phải kể đến tiết heo, rau mồng tơi, lòng đỏ trứng gà… Nếu muốn trẻ phát triển tốt, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn của trẻ.

2. Uống sữa trong khi ăn

Sữa chứa nhiều canxi, rất tốt cho sự phát triển của xương. Thế nhưng, khi uống sữa trong bữa ăn, canxi sẽ gây cản trở quá trình cơ thể hấp thu sắt. Trẻ nên uống sữa cách bữa ăn chính từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ để dạ dày có thể hấp thu sắt, protein và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Đặc biệt, vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng, trẻ nên uống sữa để tăng cường khả năng hấp thu canxi vào xương, kích thích hormone tăng trưởng phát triển. Ngoài ra, không nên uống sữa thay bữa ăn chính.

Bố mẹ nên làm gì để bổ sung sắt vào chế độ ăn uống của trẻ?

Bên cạnh việc trẻ thiếu sắt do chế độ ăn uống không hợp lý, nguyên nhân khác là do người mẹ bị thiếu sắt khi mang thai. Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, nó cũng đều ảnh hưởng tới chiều cao, cân nặng của trẻ.

Nếu bổ sung sắt kịp thời, trẻ sẽ phục hồi lại tốc độ tăng trưởng bình thường của cơ thể. Bố mẹ nên kiên trì thực hiện theo những cách sau:

2 thói quen khi ăn khiến trẻ chậm cao lớn vì thiếu nguyên tố này cơ thể cần - Ảnh 2.

Nếu bổ sung sắt kịp thời, trẻ sẽ phục hồi lại tốc độ tăng trưởng bình thường của cơ thể. (Ảnh minh họa)

- Tăng cường thực phẩm chứa sắt

Bố mẹ nên bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm giàu chất sắt như gan động vật, tiết động vật, lòng đỏ trứng, rau mồng tơi, mộc nhĩ… luân phiên nhau vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ.

- Sử dụng viên uống bổ sung sắt

Nếu trẻ là người kén ăn hoặc thiếu sắt nặng, chỉ có thể bổ sung thông qua viên sắt. Tuy nhiên, việc uống thuốc này cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Bổ sung thêm vitamin C

Trong số rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C có thể thúc đẩy quá trình hấp thu sắt. Vì vậy, việc uống các loại nước ép giàu vitamin C sau bữa ăn rất cần thiết cho việc cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.

Những dấu hiệu trẻ thiếu sắt bố mẹ cần chú ý

Những triệu chứng thiếu sắt nhẹ thường không biểu hiện rõ ràng nhưng nếu thấy trẻ biếng ăn lâu ngày, ăn không ngon, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.

2 thói quen khi ăn khiến trẻ chậm cao lớn vì thiếu nguyên tố này cơ thể cần - Ảnh 3.

Chán ăn cũng là biểu hiện của thiếu sắt. (Ảnh minh họa)

Nếu bố mẹ nhận thấy trẻ có 5 tình trạng sau, khả năng cao trẻ bị thiếu sắt nặng hoặc thiếu máu.

- Da dẻ, môi, kết mạc có màu trắng.

- Móng tay mỏng và dễ gãy, sau 5 giây ấn vào ngón tay không thể phục hồi lại màu hồng ngay lập tức.

- Chán ăn, chậm tăng cân.

- Khả năng miễn dịch thấp, dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và tái phát nhiều lần.

- Mệt mỏi, cáu kỉnh, trí nhớ kém, khó tập trung…

Nguồn: 163, QQ, Zhihu

PHAN HIỀN

Tin mới