Người vợ trẻ ở Hà Nội lên kế hoạch chi tiêu Tết: Tết năm ngoái 25 triệu còn chưa đủ, Tết năm nay chỉ dám tiêu 12 triệu

(Tổ Quốc) - Chị Hiền cho biết, năm nay dịch bệnh Covid-19 hoành hành từ đầu đến cuối năm. Bởi thế là người quản lý chi tiêu gia đình, chị phải lên kế hoạch chi tiêu Tết tiết kiệm nhất.

Những ngày này khi chỉ còn 1 tháng nữa là Tết Nguyên Đán, nhiều bà nội trợ đã bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu Tết. Bản thân chị Nguyễn Thị Đoan Hiền, 28 tuổi ở Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội cũng không ngoại lệ.

Chị Hiền cho biết, năm nay dịch bệnh Covid-19 hoành hành từ đầu đến cuối năm. Đặc biệt đầu năm mới 2022 dự báo vẫn có thể bùng phát nên mọi nhà sẽ vẫn phải đối mặt với dịch bệnh. Bởi thế là người quản lý chi tiêu gia đình, chị phải lên kế hoạch chi tiêu Tết tiết kiệm nhất.

"Năm nay, chi tiêu Tết của gia đình mình chỉ bằng ½ so với năm ngoái. Bởi dịch kéo dài còn không biết đến bao lâu nữa nên mình phải để dành 1 khoản dự phòng để chủ động trong mọi tình huống bất thường xảy ra. Vì thế mình không dám chi tiêu Tết quá tay như năm ngoái nữa.

Chính bởi thế những ngày này mình đang lên kế hoạch mua sắm một cái Tết đầm ấm, tiết kiệm với túi tiền chỉ 12 triệu đồng. Mức tiền chi tiêu Tết eo hẹp này đúng là 1 bài toán khá đau đầu với mình", chị Hiền nói.

Người vợ trẻ lên kế hoạch chi tiêu Tết: Tết năm trước 25 triệu còn chưa đủ, Tết Covid năm nay chỉ dám tiêu 12 triệu - Ảnh 1.

Người vợ trẻ lên kế hoạch chi tiêu Tết: Tết năm trước 25 triệu còn chưa đủ, Tết Covid năm nay chỉ dám tiêu 12 triệu - Ảnh 2.

Người vợ trẻ lên kế hoạch chi tiêu Tết: Tết năm trước 25 triệu còn chưa đủ, Tết Covid năm nay chỉ dám tiêu 12 triệu - Ảnh 4.

Tết năm ngoái gia đình chị tự gói bánh chưng để tiết kiệm chi phí.

Tết 2021 chi tiêu hết 25 triệu

Theo bà nội trợ 2 con chia sẻ, Tết Tân Sửu 2021 vợ chồng chị chi tiêu 25 triệu đồng bao gồm những khoản cụ thể sau:

- Tiền mua thực phẩm: 5 triệu đồng

- Tiền mua bánh kẹo, rượu bia, giỏ quà Tết: 3 triệu đồng

- Tiền biếu bố mẹ 2 bên: 10 triệu đồng

- Tiền mua hoa tươi, quất, đào Tết: 2 triệu đồng

- Tiền mua quần áo mới cho 2 con: 1 triệu đồng

- Tiền mừng tuổi: 4 triệu đồng

Nhận định về chi tiêu Tết năm 2021, chị Hiền chia sẻ: "Trong các khoản tiền tiêu Tết thì tiền dành cho chi phí mua sắm thực phẩm và tiền biếu 2 bên gia đình thường tốn kém nhất. Nhưng biết làm sao được, chừng đó thôi cũng đã hết sạch số tiền 25 triệu rồi, mua thực phẩm như trên cũng chỉ đủ ăn chục ngày Tết thôi".

Tết 2022 rút xuống 12 triệu đồng dù biết mua sắm phải "nâng lên đặt xuống"

Tết năm nay, bà nội trợ này quyết thắt chặt chi tiêu để tiết kiệm nên số tiền tiêu Tết chị dự định chỉ khoảng 12 triệu. Theo đó, người vợ trẻ lên kế hoạch chi tiêu Tết như sau:

Người vợ trẻ ở Hà Nội lên kế hoạch chi tiêu Tết: Tết năm ngoái 25 triệu còn chưa đủ, Tết năm nay chỉ dám tiêu 12 triệu - Ảnh 4.

- Tiền biếu bố mẹ 2 bên: 5 triệu đồng

Ngay cuối tháng này lấy lương, chị Hiền sẽ gửi tiền biếu bố mẹ nội ngoại 2 bên mỗi bên 2,5 triệu đồng. Tổng là 5 triệu đồng.

- Tiền mừng tuổi: 3 triệu đồng

Năm nay, vợ chồng chị sẽ mừng tuổi bố mẹ 2 bên mỗi người 200 ngàn đồng. Còn lại với người già trong họ, chị mừng tuổi 100 ngàn đồng. Với các cháu nhỏ sẽ chỉ mừng tuổi 10, 20 ngàn đồng để lấy may đầu năm.

- Tiền mua thực phẩm: 2 triệu đồng

Rút kinh nghiệm năm trước, năm nay chị sẽ mua ít thực phẩm để đủ ăn 3-4 ngày Tết. Để tiết kiệm, chị Hiền dự định tự gói bánh chưng, tự gói giò thủ, giò lụa...

"Mùng 3 Tết chợ chỗ mình đã họp rất nhộn nhịp rồi. Thiếu gì sẽ mua thêm. Lúc đó giá thực phẩm cũng không quá đắt như những ngày cuối năm", chị Hiền cho biết.

- Tiền mua bánh kẹo nước ngọt: 1,2 triệu đồng

Năm nay khoản tiền chi tiêu mua bánh kẹo, nước ngọt ngày Tết cho 3 gia đình chị cũng sẽ cắt giảm. Với nhà ông bà nội ngoại, chị sẽ mua mỗi nhà 1 giỏ quà Tết khoảng 300 ngàn đồng mang sang. Còn lại số tiền trên chị mua ít bánh kẹo, nước ngọt cho gia đình riêng của mình.

"Mọi năm mình mua bánh kẹo tràn lan ăn đến hết cả tháng Giêng chưa hết. Năm nay mình cắt giảm hết, chỉ mua ít bánh kẹo để khách khứa và tụi trẻ con đến ăn mấy ngày Tết thôi", chị Hiền nói.

- Tiền mua quất, đào: 300 ngàn đồng

Năm nay kinh tế khó khăn nên chị Hiền cắt giảm khoản tiền mua quất, đào xuống chỉ còn 300 ngàn đồng.

"Với số tiền này, thay vì mua cây quất đào hay cây bưởi to đẹp trị giá hàng triệu đồng như mọi năm, năm nay mình chỉ mua cành đào về cắm ban thờ và 1 cây quất trang trí ở phòng khách. Như vậy cũng đủ có không khí để chơi mấy ngày Tết rồi", chị Hiền khẳng định.

Người vợ trẻ ở Hà Nội lên kế hoạch chi tiêu Tết: Tết năm ngoái 25 triệu còn chưa đủ, Tết năm nay chỉ dám tiêu 12 triệu - Ảnh 5.

Người vợ trẻ ở Hà Nội lên kế hoạch chi tiêu Tết: Tết năm ngoái 25 triệu còn chưa đủ, Tết năm nay chỉ dám tiêu 12 triệu - Ảnh 6.

Năm nay gia đình chị vẫn tự làm các đồ thực phẩm để tiết kiệm.

Mới chỉ tính sơ sơ, bà nội trợ này đã tốn khoảng 12 triệu đồng cho cái Tết Nguyên Đán 2022: "Năm nay tiền quần áo của con cái, vật dụng trang trí nhà cửa mình đã cắt sạch mà chừng đó thôi cũng đã hết 12 triệu đồng rồi. Với số tiền ít ỏi này, mình biết rõ khi mua bán gì cũng phải nâng lên đặt xuống cho mà xem. Nhưng nhà mình đã chi tiêu tiết kiệm rồi vì có những khoản không thể không chi tiêu cũng như không thể cắt giảm được nữa".

Theo người vợ trẻ này giải thích: "Đồ ăn thức uống nếu mua ít quá thì sợ thiếu, không chu đáo nên vẫn phải làm những món cơ bản. Còn năm nay dịch bệnh, mọi người hạn chế đi lại cứ nghĩ sẽ đỡ được khoản tiền lì xì nhưng không đi được mọi người đều có tâm lý gửi về nên đâu vẫn vào đó", chị nói.

Bài viết ghi theo lời kể của nhân vật - Ảnh: NVCC

Người vợ trẻ ở Hà Nội lên kế hoạch chi tiêu Tết: Tết năm ngoái 25 triệu còn chưa đủ, Tết năm nay chỉ dám tiêu 12 triệu - Ảnh 7.

 

Thảo Nguyên

Tin mới