Người tiểu đường có 4 việc không được làm vào buổi sáng vì có thể khiến đường huyết dao động cả ngày và gây tổn thương cho cơ thể

(Tổ Quốc) - Dưới đây là những việc không nên làm vào buổi sáng để kiểm soát đường huyết do bác sĩ nội tiết Li Aiguo khuyến cáo.

Trong ngày, buổi sáng là thời điểm mà đường huyết dễ dao động nhất, nếu chúng ta hình thành các thói quen tốt vào buổi sáng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc kiểm soát đường huyết suốt cả ngày dài.

Ngoài ra, ở người tiểu đường buổi sáng là thời điểm rất dễ chấn thương, do đó bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật) đặc biệt lưu ý 4 việc không được phép làm buổi sáng, đồng thời gợi ý thực đơn ăn sáng tốt nhất để hạ đường huyết nhanh.

xet-nghiem-mau-tieu-duong-15257801986962017294200.jpeg

Người tiểu đường có 4 việc không được làm vào buổi sáng

1. Tập thể dục lúc sáng sớm

Nhiều người tiểu đường có thói quen dậy sớm và tập thể dục khi bụng còn đói, điều này rất nguy hiểm. Vận động lúc đói sẽ làm hạ đường huyết nhanh, một số bệnh nhân đái tháo đường bị hạ đường huyết mà không biết, dễ dẫn đến các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Ngoài ra, tập thể dục lúc trời quá sớm, khi nhiệt độ xuống thấp có thể bị tai biến tim mạch và mạch máu não.

unnamed.jpeg

Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tập thể dục khi mặt trời đã lên, trước khi tập nên uống một cốc nước ấm, ăn nhẹ một thứ gì đó rồi mới bắt đầu khởi động.

2. Bỏ bữa sáng

Nhiều người trẻ lao vào công việc để có thể ngủ nhiều hơn vào buổi sáng và thường thức dậy khi đã muộn, sau đó họ bỏ luôn bữa sáng. Đặc biệt nếu người tiểu đường bỏ bữa sáng còn nguy hiểm hơn bởi điều đó có thể gây rối loạn nội tiết, làm tổn thương thêm các đảo tuyến tụy và gây ra sự dao động đường huyết không đều.

Thậm chí một số người không ăn sáng mà chỉ dùng thuốc hạ đường huyết còn nguy hiểm hơn, rất dễ đẫn đến việc hạ đường huyết quá mức gây chấn thương.

3. Gội đầu vào buổi sáng

Người tiểu đường gội đầu vào buổi sáng dễ gây ra các bệnh tim mạch, mạch máu não, dễ bị đau đầu, đột quỵ,… Không chỉ gội đầu mà tắm vào buổi sáng cũng rất hại, có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, cứng cổ. Các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau nhức xương khớp sẽ xuất hiện nên bạn càng phải chú ý hơn.

goi-dau-khi-uon-toc.jpeg

4. Ăn thực phẩm nhiều đường vào bữa sáng

Người tiểu đường cần tuyệt đối tránh ăn đồ ngọt, có chứa hàm lượng đường cao vào bữa sáng, nếu ăn nhiều trong một lúc sẽ làm đường huyết tăng nhanh. Người tiểu đường tốt nhất không nên ăn chuối chín kỹ, bánh ngọt, sữa có đường, nước tăng lực... vào bữa sáng.

tiramisu_y_xwhe.jpeg

Bữa sáng của người tiểu đường nên ăn những gì?

Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo, lựa chọn thực phẩm cho bữa sáng nên là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI <55), chẳng hạn như mì nguyên cám, kiều mạch, mì đậu xanh, khoai môn, đậu nành, đậu xanh, đậu lăng, đậu phụ khô....

Đặc biệt là:

- Các loại quả mọng: Nên tăng cường ăn các loại quả mọng vì chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ, làm cho chúng trở thành một loại thực phẩm có chỉ số GI thấp, lành mạnh với những người tiểu đường.

- Quả táo: Chất pectin và chất xơ hòa tan trong táo có thể làm giảm lượng đường trong máu, điều chỉnh lượng đường trong máu và duy trì sự ổn định của đường huyết. Ngoài ra, thường xuyên ăn táo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời giúp ngăn ngừa táo bón.

1-qua-tao-bao-nhieu-calo-5.jpeg

- Rau xà lách: Xà lách chứa nhiều vitamin, muối vô cơ và axit clohydric, axit clohydric có tác dụng hạ đường huyết nên xà lách là lựa chọn rất tốt cho những người có lượng đường trong máu cao.

- Quả bơ: Quả bơ có chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết mà còn giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn, duy trì đường huyết ở mức cân bằng ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Ngoài chế độ ăn uống thì việc tập thể dục mỗi ngày cũng mang lại nhiều lợi ích cho đường huyết. Vận động thể thao làm tăng mức độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, giảm lượng đường trong máu, do đó có lợi cho sức khỏe.

Theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường quốc tế (IDF), hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 537 triệu người mắc bệnh tiểu đường và dự đoán đến năm 2024 con số này sẽ tăng lên 671 triệu người.

Cũng theo thống kê của IDF, trong năm 2021, có khoảng 7 triệu người trên thế giới tử vong do bệnh tiểu đường hoặc do các biến chứng của nó. Không những thế, có tới 40% bệnh nhân tử vong do COVID-19 mắc bệnh lý tiểu đường.

Ngoài ra, tình trạng trẻ hóa ở bệnh nhân tiểu đường cũng đang là vấn đề đáng báo động.

Vậy tiểu đường nguy hiểm đến mức nào? Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh được những biến chứng của căn bệnh này?

Để giải đáp các câu hỏi trên, số sắp tới của chương trình "Chuyện khó có bác sĩ" sẽ đề cập đến chủ đề BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG.

Chương trình có sự tham gia của Bác sĩ NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG, Phó trưởng khoa Nội tiết - Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sẽ được phát sóng lúc 14h Thứ ba, ngày 30/11/2021 trên fanpage aFamily và website aFamily.vn.

Ngay từ lúc này, quý độc giả có thể gửi câu hỏi cho chuyên gia TẠI ĐÂY.

Người tiểu đường có 4 việc không được làm vào buổi sáng vì có thể khiến đường huyết dao động cả ngày và gây tổn thương cho cơ thể  - Ảnh 6.

Đậu Đậu

Tin mới