Người tiểu đường cần nhớ "3 ăn" "3 không ăn" trong bữa sáng, nếu làm được thì đường huyết sẽ dễ dàng được kiểm soát

(Tổ Quốc) - Nếu không chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, tiểu đường rất dễ gây nên biến chứng.

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính rất phổ biến trong thời đại ngày nay, bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường không chỉ liên quan chặt chẽ đến di truyền, tuổi tác, bệnh tật mà còn cả chế độ ăn uống. Một khi bạn đã mắc bệnh tiểu đường, chế độ ăn cần phải kiểm soát một cách nghiêm túc. Nếu không chú ý điều chỉnh, tiểu đường rất dễ gây nên biến chứng. Đặc biệt là trong bữa sáng hãy nhớ quy tắc 3 ăn - 3 không ăn dưới đây, nếu có thể tuân thủ thì lượng đường trong máu của bạn chắc chắn sẽ ổn định.

ab3dc314a6a84056b62afeb97be39347.jpeg

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường không chỉ liên quan chặt chẽ đến di truyền, tuổi tác, bệnh tật mà còn cả chế độ ăn uống.

3 thực phẩm mà người tiểu đường nên tăng cường trong bữa sáng

Bột yến mạch: Bột yến mạch là bữa sáng lý tưởng dành cho bệnh nhân tiểu đường bởi chúng có chứa lượng đường thấp nên sẽ duy trì được lượng glucose ổn định cho người bệnh tiểu đường.

Sữa không đường: Sữa rất giàu chất dinh dưỡng và protein, có thể duy trì việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, những chất dinh dưỡng này còn có lợi cho sự ổn định của lượng đường trong máu. Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường nên cố gắng chọn sữa nguyên chất tách béo, tốt nhất là sữa không đường.

Rau: Rau tươi rất giàu vitamin và khoáng chất, chất xơ cũng rất phong phú. Ăn vào bữa sáng có thể bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời. Đồng thời thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Những món rau mà người tiểu đường có thể dùng trong bữa sáng đó là súp lơ xanh, mướp đắng, rau muống và hành tây...

photo-1606645378254-16066453785271475075627.png

3 món mà người tiểu đường không nên ăn vào bữa sáng

Sữa đậu nành: Sữa đậu nành rất ngon nhưng không phù hợp để người tiểu đường dùng trong bữa sáng. Sữa đậu nành giàu chất béo, nhiều calo không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Dùng quá nhiều cũng có thể gây ra bệnh cao huyết áp và tăng mỡ máu.

Cháo: Nhiều người thích ăn cháo vào bữa sáng, nhưng bệnh nhân tiểu đường lại không nên ăn như vậy. Mặc dù cháo rất dễ ăn nhưng do chúng mềm, nhỏ, dễ tiêu hóa nên có thể thúc đẩy đường huyết tăng cao. Nếu thích ăn cháo vào buổi sáng, bạn có thể ăn cháo ngũ cốc.

1588d52dcbd646389168ef371e3b0271.jpeg

Cháo mềm, nhỏ, dễ tiêu hóa nên có thể thúc đẩy đường huyết tăng cao.

Món tráng miệng: Hầu hết các món tráng miệng như bánh ngọt, bánh nướng... đều được làm từ bột mì, chất dễ chuyển hóa thành đường trong cơ thể, không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể.

Nếu bạn duy trì hai thói quen tốt, lượng đường trong máu của bạn có thể ổn định hơn

Thứ nhất: Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có thể đẩy nhanh nhịp tim, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng tần suất trao đổi chất, tăng cường khả năng tự miễn dịch và sức đề kháng, có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa tăng đường huyết. Do đó nếu muốn tránh xa bệnh tiểu đường thì bạn nên xây dựng cho mình một kế hoạch tập thể dục phù hợp.

c0495febaba240728f5f64fb04c94ff7.png

Thứ hai: Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý

Giấc ngủ ngon là cơ sở của sức khỏe, sau khi cơ thể bước vào trạng thái ngủ, tim và não sẽ được nghỉ ngơi tốt, đồng thời cơ thể cũng tiết ra một chất gọi là melatonin, có thể giúp chúng ta cân bằng nội tiết hiệu quả, có tác dụng tốt trong việc chống lại bệnh tiểu đường, ngay cả tế bào ung thư cũng sẽ bị ức chế. Do đó hàng ngày bạn nên biết sắp xếp thời gian phù hợp để làm việc và nghỉ ngơi.

Đậu Đậu

Tin mới