Người già mắc những bệnh gì thì không nên tiêm vắc-xin Covid-19?

(Tổ Quốc) - Bộ Y tế đều có quy định rõ về chống chỉ định và tạm dừng (tạm hoãn) tiêm vắc-xin Covid-19. Vậy, đối với người cao tuổi thì sao? Liệu người cao tuổi mắc bệnh gì thì tạm hoãn tiêm?

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch Covid-19. Tất cả các vấn đề về Tiêm vaccine cho Người cao tuổi; Chăm sóc Người cao tuổi để phòng tránh Covid-19 hoặc nếu không may mắc bệnh thì họ và con cháu trong gia đình cần lưu ý xử trí ra sao?

Đây là một trong những nội dung được truyền tải trong Chuyên đề mang tên "Sống khoẻ - Quà tặng cháu con" do Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hợp tác với Công ty Truyền thông VCCorp và Mạng xã hội Lotus thực hiện, triển khai trên hệ thống các trang tin Soha, Afamily, Kênh 14, CafeF, CafeBiz, mạng xã hội Lotus và các nền tảng truyền thông khác từ tháng 10/2021.

Một trong những thắc mắc liên quan đến việc tiêm phòng vắc-xin COVID-19 cho người già được gửi về chương trình như sau:

Hỏi: Ông bà em năm nay đều đã ngoài 70, đợt tới có lịch tiêm phòng Covid-19 tại địa phương. Tuy nhiên, ông bà em đều đang mắc bệnh khác nên không biết có thể tiến hành tiêm phòng được không. Xin bác sĩ chia sẻ người già mắc những bệnh gì thì không nên tiêm vắc-xin Covid-19 ạ?

Người già mắc những bệnh gì thì không nên tiêm vắc-xin Covid-19?

Chào bạn!

Trong chống chỉ định và tạm dừng hay tạm hoãn tiêm dự phòng vắc-xin Covid-19 của Bộ Y tế đã quy định rất rõ: Những người chống chỉ định là những người có tiền sử sốc phản vệ rất nặng. Nếu tiến hành tiêm vắc-xin Covid-19 cho nhóm đối tượng này thì nguy cơ sẽ cao hơn.

Trong thực tế, những trường hợp này vẫn có thể tiêm được nhưng sẽ cầu kỳ như người cao tuổi phải nằm trong bệnh viện, vắc-xin sẽ được hòa loãng, thử phản ứng trước, làm giải mẫn cảm. Để tiêm được một người như vậy thì một ekip cần rất nhiều người theo dõi liên tục trong 48 giờ đầu sau tiêm. Trong bối cảnh đất nước cần tiêm vắc-xin Covid-19 với tốc độ nhanh, trải rộng thì chúng ta không thể bố trí đủ nhân lực để tiêm phòng cho một số lượng nhỏ như vậy nên nhóm người này đang được liệt kê vào danh sách chứ thực tế không có bất cứ ai có chống chỉ định tuyệt đối cả.

Ngoài ra có những người thuộc nhóm chống chỉ định tương đối (thời gian này chưa tiêm được nhưng sau khi ổn định vẫn tiêm bình thường). Đó là những người đang dùng corticoid (một loại thuốc chống viêm) liều cao. Nguyên nhân bởi dùng corticoid ở liều cao, gây ức chế miễn dịch thì tiêm vắc-xin Covid-19 vào thì cơ thể cũng không sinh ra được kháng thể chống lại Covid-19. Do vậy, những người đang trong giai đoạn điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh tự miễn dùng corticoid liều cao thì ngay tại giai đoạn đó sẽ có chỉ định tạm hoãn tiêm. Nhưng nếu đợi vài tháng, khi chúng ta hạ liều điều trị, sức khỏe ổn định hơn thì sẽ tiêm được bình thường.

Thêm nữa, những người đang trong giai đoạn điều trị cấp tính như viêm răng, viêm tai, viêm phổi nằm trong bệnh viện, đang rất khó thở, mệt mỏi, phải tiêm truyền nhiều kháng sinh... cũng ở trong giai đoạn cơ thể mình chưa đủ sức đề kháng chống lại một loại bệnh thì cũng không đủ điều kiện tiêm phòng Covid-19.

Nếu ông bà, cha mẹ của bạn rơi vào một trong các trường hợp trên thì cứ tạm hoãn để tiêm phòng vào lần sau.

Chúc bạn và gia đình vui khỏe!

Người già mắc những bệnh gì thì không nên tiêm vắc-xin Covid-19? - Ảnh 2.

Người già mắc những bệnh gì thì không nên tiêm vắc-xin Covid-19? - Ảnh 3.

Người già mắc những bệnh gì thì không nên tiêm vắc-xin Covid-19? - Ảnh 4.

Người già mắc những bệnh gì thì không nên tiêm vắc-xin Covid-19? - Ảnh 5.

Người già mắc những bệnh gì thì không nên tiêm vắc-xin Covid-19? - Ảnh 6.

Tiến Sĩ Hồ Thị Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội.

Người già mắc những bệnh gì thì không nên tiêm vắc-xin Covid-19? - Ảnh 7.

TH

Tin mới