Ngồi trong nhà vệ sinh lâu, đột ngột đứng lên hoa mắt chóng mặt, không chỉ do thiếu máu mà còn có thể mắc 1 trong 3 căn bệnh có khả năng đột quỵ

(Tổ Quốc) - Chóng mặt lúc đứng dậy sau khi đi vệ sinh thường xảy ra trong cuộc sống, nhiều người cho rằng đó là biểu hiện của thiếu máu, nhưng thực tế lại nguy hiểm hơn nhiều.

Khi đi đại tiện, có 2 thói quen thường thấy ở nhiều người đó là ngồi xổm hoặc ngồi bệt. Không ít người chọn ngồi xổm, vì lý do như bồn cầu bẩn, tư thế ngồi không thoải mái… Mặc dù tư thế này có lợi cho việc thải phân ra ngoài nhanh, nhưng khi ngồi quá lâu lại dễ gây chóng mặt. Mọi người nghĩ dấu hiệu này là do thiếu máu, nhưng trên thực tế không chỉ có vậy. Đây có thể là dấu hiệu của 3 căn bệnh sau:

1. Hạ huyết áp thế đứng

Nói một cách đơn giản, đây là dạng huyết áp thấp, xảy ra khi cơ thể có sự thay đổi đột ngột khi đang ngồi xổm hoặc nằm sang tư thế đứng. Trạng thái này dẫn đến lượng máu cung cấp cho não không đủ, gây ra chóng mặt.

Ngồi trong nhà vệ sinh lâu, đột ngột đứng lên hoa mắt chóng mặt, không chỉ do thiếu máu mà còn có thể mắc 1 trong 3 căn bệnh có khả năng đột quỵ  - Ảnh 1.

Mặc dù dấu hiệu này rất giống với bệnh thiếu máu, nhưng trên thực tế nó diễn ra trong thời gian ngắn, cảm giác khác biệt rất rõ ràng.

2. Tai biến mạch máu não

Trên thực tế, việc chóng mặt sau khi đứng lên còn có liên quan tới một số bệnh về não. Khi lượng máu cung cấp cho não không đủ sẽ gây ra một số triệu chứng như đau đầu mạnh khi đứng lên, buồn nôn, hoa mắt… Một trong số đó nghiêm trọng nhất là tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ não.

Ngồi trong nhà vệ sinh lâu, đột ngột đứng lên hoa mắt chóng mặt, không chỉ do thiếu máu mà còn có thể mắc 1 trong 3 căn bệnh có khả năng đột quỵ  - Ảnh 2.

Chóng mặt cũng là triệu chứng của tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não là tên gọi chung của một nhóm bệnh có biểu hiện lâm sàng gồm thiếu máu lên não, xuất huyết, có tỷ lệ tử vong và hôn mê cao. Thông thường, căn bệnh này được chia thành đột quỵ xuất huyết và đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Trong đó, đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến nhất, nó khởi phát nhanh, tử vong cao, là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới. Tỷ lệ tử vong cũng có xu hướng gia tăng theo độ tuổi, do chưa có biện pháp điều trị hiệu quả nên việc phòng ngừa vẫn được coi là tốt nhất.

3. Hạ đường huyết

Tụt đường huyết thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hay lúc đói, cảm giác phía trước bỗng tối đen như mực, ngay cả khi đứng lên và nhìn thấy rõ mọi vật bên ngoài, người bệnh vẫn phải tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

Ngồi trong nhà vệ sinh lâu, đột ngột đứng lên hoa mắt chóng mặt, không chỉ do thiếu máu mà còn có thể mắc 1 trong 3 căn bệnh có khả năng đột quỵ  - Ảnh 3.

Biểu hiện của hạ đường huyết cũng tương tự như thiếu máu.

Biểu hiện của hạ đường huyết cũng tương tự như thiếu máu, nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng sẽ đe dọa tới tính mạng, đáng sợ hơn rất nhiều so với bệnh thiếu máu.

Hạ đường huyết do nhiều nguyên nhân gây ra, sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm, gây thiếu oxy lên tế bào não, hàng loạt các triệu chứng sẽ xuất hiện như đổ mồ hôi, hồi hộp, run, da xanh xao. Trường hợp nặng hơn sẽ mất kiểm soát, bồn chồn, cáu kỉnh và thậm chí là hôn mê.

Cách xử lý khi rơi vào trường hợp hoa mắt, chóng mặt khi đi vệ sinh

3 căn bệnh này tuy rất giống với thiếu máu nhưng có thể phân biệt được thông qua những khác biệt đi kèm. Khi nhận thấy mình hoa mắt, chóng mặt, trước hết phải bình tĩnh, cố gắng nghĩ cách tìm kiếm sự giúp đỡ của người xung quanh. 

Nếu là người có tiền sử bệnh tim mạch, không nên ngồi xổm khi đi vệ sinh. Đồng thời, chú ý tốc độ của bản thân khi đứng dậy, nếu xung quanh có tay cầm cố định hoặc vật thể nào đó, hãy cố gắng nắm lấy khi đứng dậy.

Theo Sohu, Baidu

PHAN HẰNG

Tin mới