Nghiên cứu mới: Xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 qua nước bọt có độ nhạy cao không kém ngoáy mũi!

(Tổ Quốc) - Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, việc dùng nước bọt để xác định một người dương tính SARS-CoV-2 nhẹ nhàng mà hiệu quả không thua kém so với việc ngoáy mũi lấy dịch xét nghiệm.

Chúng ta đều biết rằng, phương pháp giúp chẩn đoán một người nhiễm Covid-19 hay không từ trước đến nay là dựa vào xét nghiệm PCR. Mẫu xét nghiệm thường được lấy từ mũi hoặc cổ họng. Lấy mẫu xét nghiệm từ mũi là dùng que chọc vào mũi, lấy đủ dung lượng. Người lấy mẫu phải được huấn luyện và dù đã qua huấn luyện, cách làm này vẫn gây khó chịu, thậm chí là nỗi ám ảnh với nhiều người. 

Thực tế, có một cách làm khác là lấy mẫu từ nước bọt, không cần sử dụng que chọc. Ở người dương tính nCoV, nước bọt chứa rất nhiều virus.

Nghiên cứu mới: Xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 qua nước bọt có độ nhạy cao không kém ngoáy mũi! - Ảnh 1.

Thông thường, phương pháp giúp chẩn đoán một người nhiễm Covid-19 hay không từ trước đến nay là dựa vào xét nghiệm PCR. Mẫu xét nghiệm thường được lấy từ mũi hoặc cổ họng.

Nghiên cứu mới khẳng định xét nghiệm nước bọt có độ nhạy không kém ngoáy mũi!

Theo Science Daily, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học PLOS ONE, xác nhận rằng xét nghiệm Covid-19 qua nước bọt rất tốt, được Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho phép.

Cụ thể, trong những ngày đầu của dịch Covid-19, với nguồn cung cấp các xét nghiệm Covid-19 còn thiếu, GS.TS Robert B. Darnell, Trưởng phòng thí nghiệm Ung thư thần kinh phân tử, bác sĩ kỳ cựu tại Bệnh viện Đại học Rockefeller (Mỹ), đã phát minh ra cách xét nghiệm được dùng nội bộ để xác định các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 cho nhân viên của Đại học Rockefeller thông qua nước bọt - được gọi là xét nghiệm nước bọt "DRUL".

Nghiên cứu mới: Xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 qua nước bọt có độ nhạy cao không kém ngoáy mũi! - Ảnh 2.

Xét nghiệm qua nước bọt thực sự dễ dàng và an toàn hơn để quản lý các xét nghiệm có sẵn vào thời điểm đó.

Xét nghiệm qua nước bọt thực sự dễ dàng và an toàn hơn để thực hiện vào thời điểm đó. Phương pháp này được sử dụng hàng chục nghìn lần trong 9 tháng qua nhằm xác định và cách ly những cá nhân bị nhiễm bệnh làm việc trong khuôn viên trường đại học.

Trong một cuộc so sánh trực tiếp giữa 162 người được lấy mẫu xét nghiệm từ nước bọt và xét nghiệm qua tăm bông ngoáy mũi thông thường, các nhà nghiên cứu phát hiện xét nghiệm từ nước bọt có độ nhạy cao hơn cả. Bởi, xét nghiệm bằng cách ngoáy mũi cho tất cả kết quả đều âm tính. Nhưng xét nghiệm nước bọt giúp phát hiện 4 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 mà xét nghiệm bằng tăm bông thông thường đã bỏ sót.

GS.TS Robert B. Darnell khẳng định: "Nghiên cứu xác nhận xét nghiệm nước bọt có độ nhạy cao và an toàn hơn cả. Chưa kể, nó không hề tốn kém mà còn có khả năng giám sát tuyệt vời trong cộng đồng, đặc biệt an toàn hơn hẳn phương pháp cũ trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài".

Nghiên cứu mới: Xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 qua nước bọt có độ nhạy cao không kém ngoáy mũi! - Ảnh 3.

Nghiên cứu xác nhận xét nghiệm nước bọt có độ nhạy cao và an toàn hơn cả.

Vì sao xét nghiệm nước bọt an toàn, đỡ tốn kém hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài?

Theo Sciencedaily, xét nghiệm nước bọt DRUL có thể giúp cá nhân dễ dàng tự thực hiện tại nhà và gửi đến phòng thí nghiệm trong điều kiện vận chuyển có thể khử khuẩn được. Xét nghiệm nước bọt tiết kiệm vì chỉ sử dụng các thuốc thử có sẵn, chi phí thấp. Nó cũng không hề đắt, có giá chỉ khoảng 2 USD cho mỗi lần kiểm tra. Cung cấp mẫu xét nghiệm thì cực đơn giản vì chỉ cần nhổ nước bọt vào cốc.

Dữ liệu từ nghiên cứu này trước đó đã được đệ trình lên Bang New York như một phần của quá trình phê duyệt, cho thấy rằng DRUL phù hợp và trong hầu hết các trường hợp, nó hoạt động tốt hơn các phương pháp test Covid-19 đang được sử dụng rộng rãi.

Nghiên cứu mới: Xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 qua nước bọt có độ nhạy cao không kém ngoáy mũi! - Ảnh 4.

Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá giới hạn phát hiện của xét nghiệm nước bọt DRUL - xét nghiệm có thể bắt được bao nhiêu virus trên mỗi thể tích chất lỏng.

Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá giới hạn phát hiện của xét nghiệm nước bọt DRUL - xét nghiệm có thể "bắt" được bao nhiêu virus trên mỗi thể tích chất lỏng. Thử nghiệm đã thành công trong việc phát hiện một hạt virus duy nhất trong một microlit nước bọt, một con số có thể so sánh với các xét nghiệm có độ nhạy tốt nhất. Sau đó, phòng thí nghiệm đã chạy 30 miếng gạc mũi có kết quả dương tính SARS-CoV-2 thông qua nền tảng thử nghiệm mới của họ. DRUL nhận ra được toàn bộ 30 mẫu dương tính này.

Cũng theo Science Daily, từ khi xét nghiệm nước bọt DRUL được phê duyệt để sử dụng ở New York (Mỹ), xét nghiệm này đã được sử dụng rộng rãi trong khuôn viên Đại học Rockefeller.

(Nguồn: Science Daily, Nature) 

TH

Tin mới