Nghiên cứu của Đại học Mỹ: Trẻ hay cãi lại là điều tốt, đặc biệt có 3 lý do khiến bố mẹ phải suy ngẫm, hóa ra trước giờ nhiều người đã hiểu nhầm

(Tổ Quốc) - Bố mẹ có biết rằng, trẻ hay cãi lại thực chất chúng đang cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc và muốn tự kiểm soát cuộc sống của chính mình không?

Trong cuộc sống, có lẽ bạn ít nhiều đã từng nghe các bậc phụ huynh phàn nàn về con mình rất hay cãi lại. Đôi khi việc trẻ hay cãi lại này khiến cho bố mẹ rất tức giận và bất lực.

Bố mẹ nào cũng muốn con mình là một đứa trẻ ngoan, biết nghe lời. Thế nhưng khi trẻ lớn lên, chúng dần trở nên nhạy cảm, rất hay cãi lại người lớn. Trước sự thay đổi này của con cái, một số bố mẹ cho rằng "cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư". Liệu rằng, trẻ hay cãi lại bố mẹ có thực sự xấu như nhiều người quan niệm, hay đó là một dấu hiệu nào khác?

Trẻ hay cãi lại có thực sự điều xấu hay không?

Trên thực tế, việc trẻ hay cãi lại hoàn toàn không xấu như nhiều bố mẹ nghĩ, thậm chí biểu hiện này còn có những lợi ích như sau:

1. Trẻ hay cãi lại: Khả năng diễn đạt tốt, xử lý các ý kiến khác nhau nhanh nhẹn

Đại học Virginia, Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát với 150 đứa trẻ ở độ tuổi 13. Họ yêu cầu những đứa trẻ này mô tả lại cuộc xung đột với bố mẹ chúng. Dựa trên dữ liệu thu được, họ nhận thấy những đứa trẻ hay cãi lại bố mẹ có thể xử lý những mâu thuẫn bên ngoài tốt hơn những đứa trẻ chỉ biết im lặng hoặc không nói gì.

trẻ hay cãi lại - Ảnh 1.

Trẻ hay cãi lại không hẳn là xấu. (Ảnh minh họa)

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, trong quá trình trẻ cãi lại bố mẹ mình, chúng biết cách làm rõ quan điểm của bản thân. Sau đó, trẻ cố gắng vận dụng ngôn ngữ để phản bác và thuyết phục bố mẹ tin rằng điều mình nói là hợp lý. Quá trình này khiến khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ tốt lên.

Ngoài ra, trong tương lai, những đứa trẻ này có xu hướng đối phó tốt hơn khi tranh luận với người khác, chúng dễ dàng dành chiến thắng.

2. Trẻ hay cãi lại: Ít có hành vi xấu

Các nhà nghiên cứu của Đại học Virginia còn phát hiện ra rằng, những đứa trẻ hay cãi lại bố mẹ có ít hành vi xấu như hút thuốc, uống rượu ở tuổi vị thành niên so với những đứa trẻ ngoan ngoãn.

Nguyên nhân được cho là những đứa trẻ dám cãi lại bố mẹ sẵn sàng bày tỏ ý kiến, đấu tranh bảo vệ quan điểm của bản thân. Chúng cũng có xu hướng nhận biết được đâu là đúng đâu là sai và mình nên làm như thế nào.

Trẻ hay cãi lại bố mẹ phải làm như thế nào - Ảnh 2.

Trẻ hay cãi lại: Ít có hành vi xấu. (Ảnh minh họa)

3. Trẻ hay nói lại: Biết tự lập sớm

Trong một nghiên cứu trẻ từ 2 – 5 tuổi cho thấy, trẻ có khả năng phản kháng mạnh khi lớn lên 80% trở thành người tự lập, mạnh mẽ. Trong khi đó, những trẻ có sự phản kháng yếu, tính tự lập chỉ đạt mức 20%.

Điều có thể thấy rằng, những đứa trẻ hay cãi lại đều không muốn nghe lời bố mẹ quá nhiều, biết tự lập sớm. Hơn nữa, chúng thường can đảm, không muốn phụ thuộc vào người khác, độc lập trong mọi thứ.

Khi trẻ hay cãi lại, bố mẹ nên chú ý những gì?

- Học cách cảm thông và nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của trẻ

Khi bố mẹ dạy dỗ con cái, họ luôn cảm thấy mình là người lớn nên có nhiều kinh nghiệm hơn. Vì vậy, họ quen lấy tư cách người đi trước, đưa ra những yêu cầu và lời khuyên mang tính bắt buộc.

Trẻ hay cãi lại bố mẹ phải làm như thế nào - Ảnh 3.

Bố mẹ cần học cách cảm thông và nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của trẻ. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cách dạy dỗ này chỉ khiến trẻ có xu hướng phản kháng nhiều hơn. Khi dạy dỗ con cái, bố mẹ nên học cách thông cảm, lắng nghe và suy nghĩ từ quan điểm của trẻ. Khi làm vậy, trẻ sẽ hiểu được rằng, bố mẹ đang cố gắng thấu hiểu và muốn giúp đỡ mình. Chúng sẽ không nảy sinh tâm lý nổi loạn, việc giáo dục dễ đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Bày tỏ tình yêu thương và sự quan tâm đối với trẻ

Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường gia đình lạnh nhạt, bố mẹ hay phớt lờ con cái sẽ có tính cách rất tiêu cực. Việc con cái hay cãi lại bố mẹ không hẳn xấu, điều này còn chứng tỏ bố mẹ quan tâm tới trẻ. Dù trẻ bất mãn với một số điều bố mẹ nói nhưng chúng vẫn cảm nhận được bố mẹ làm như vậy là tốt cho mình. Sau mỗi lần cãi nhau, bố mẹ vẫn nên bày tỏ sự quan tâm tới con cái, trẻ vẫn sẽ yêu thương bố mẹ mình.

PHAN HIỀN

Tin mới