(Tổ Quốc) - Để có thể hoạt động khỏe mạnh thì cơ thể người phụ nữ cần phải có hệ thống nội tiết để tiết ra các hormone. Trong trường hợp nội tiết tố bị rối loạn sẽ gây ra rất nhiều các loại bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của phụ nữ.
Trong y học lâm sàng, rối loạn nội tiết không phải là một bệnh cụ thể, mà là một thuật ngữ chung để chỉ các bệnh của hệ thống nội tiết của con người. Đối với phụ nữ, chức năng nội tiết bình thường sẽ giúp phụ nữ khỏe mạnh hơn, đồng thời cũng khiến phụ nữ trông đẹp hơn và tràn đầy sức sống hơn. Tuy nhiên, nếu phụ nữ bị rối loạn nội tiết sẽ gây ra nhiều khó chịu trong cơ thể, thậm chí là gây bệnh.
Phụ nữ xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ bị rối loạn nội tiết
1. Da xấu đi
Khi phụ nữ bị rối loạn nội tiết cũng có thể khiến da bị xấu đi, đặc biệt là da mặt. Ví dụ, khi xuất hiện các nốt mụn, mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác không thể giải thích được, rất có thể do cơ thể tiết quá nhiều nội tiết tố nam làm phá vỡ sự cân bằng của nội tiết tố trong cơ thể và khiến nội tiết bị rối loạn.
Kết quả là tuyến bã nhờn của cơ thể tiết ra quá mức, khiến các nang lông bị tắc nghẽn, không có cách nào để loại bỏ các độc tố, rác thải trên da kịp thời, cuối cùng sẽ hình thành các đốm hoặc mụn.
2. Béo phì
Phụ nữ yêu làm đẹp sẽ luôn chú ý đến việc giữ gìn vóc dáng, nhưng đôi khi bạn béo lên trông thấy và không thể giảm được cân, thì cần lưu ý có thể là do rối loạn nội tiết trong cơ thể.
Bởi vì bên trong cơ thể phụ nữ, nồng độ hormone tuyến giáp suy giảm đều đặn, có thể làm cho tốc độ trao đổi chất của tế bào cũng giảm theo, khả năng phân hủy thức ăn kém khiến cơ thể không kịp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Các chất béo dư thừa và các chất khác tích tụ trong cơ thể, lâu dần sẽ gây béo phì.
3. Thường xuyên cáu gắt
Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, buồn chán, thất vọng, lo lắng, stress... Sự căng thẳng tâm lý, áp lực, stress kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Có thể là do nội tiết tố nữ trong cơ thể bị mất cân bằng. Vì hàm lượng estrogen trong cơ thể quyết định quá trình sản sinh serotonin - loại hormon ảnh hưởng tới cảm xúc, trạng thái tâm lý, tinh thần của phụ nữ, do đó khi serotonin giảm thì người phụ nữ dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực kéo dài.
4. Mắc bệnh phụ khoa
Rối loạn nội tiết lâu ngày ở phụ nữ cũng rất dễ gây ra các bệnh phụ khoa khác nhau như kinh nguyệt không đều, bệnh về vú, nội mạc tử cung không bình thường… Điều này đòi hỏi phụ nữ phải đến bệnh viện khám chữa kịp thời, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của phụ nữ.
Ngoài ra, khi chức năng tuyến giáp của bạn nữ bất thường, chẳng hạn như cường giáp hoặc suy giáp, cũng có thể dẫn đến sự thay đổi trong kinh nguyệt của phụ nữ, vì vậy điều này cần được đánh giá theo tình hình thực tế để đi khám đúng bệnh.
5. Chất lượng giấc ngủ kém
Nếu phụ nữ đang trong tình trạng mất cân bằng nội tiết thì rất có thể sẽ kèm theo chứng mất ngủ, thường thì cơ thể rất mệt mỏi nhưng não lại hoạt động nhiều hơn, rất khó đi vào trạng thái ngủ, hay thường xuyên bị mộng mị sau khi ngủ, khó hồi phục thể lực khi bị suy kiệt.
6. Tóc bạc nhiều
Khi phụ nữ nhận thấy tóc trắng tăng lên đáng kể, điều đó có nghĩa là có vấn đề về nội tiết, vì tóc trắng là một loại lão hóa sớm, nội tiết ảnh hưởng đến lượng hormone quyết định tốc độ lão hóa. Tóc bạc càng tăng càng chú ý xem nội tiết của bạn có bình thường không.
Rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cuộc sống, phụ nữ có thể tránh như sau:
1. Ăn nhiều đậu nành: Phụ nữ nên ăn thêm các chế phẩm từ đậu nành trong bữa ăn hàng ngày, vì các sản phẩm từ đậu nành chứa nhiều phytoestrogen, có tác dụng cân bằng "cân bằng" hormone trong cơ thể. Điều này cũng có thể cải thiện sự mất cân bằng nội tiết.
2. Kiểm soát cảm xúc: Phụ nữ nên duy trì thái độ sống tích cực trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ bằng cách này mới có thể kiểm soát được sự lo lắng, căng thẳng và những cảm xúc tồi tệ khác, từ đó mới có thể giải quyết được tình trạng rối loạn nội tiết tố.
3. Tăng cường giải độc: Sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra rối loạn nội tiết, vì vậy phụ nữ có thể uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn để giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài nhanh chóng, giảm tình trạng rối loạn nội tiết.
4. Tăng cường các môn thể thao ngoài trời: Tập thể dục ngoài trời có thể rèn luyện khả năng hô hấp của tim mạch, đồng thời tập thể dục ngoài trời cũng có thể làm tăng khả năng trao đổi chất của cơ thể và giúp duy trì sự ổn định nội tiết.
Nguồn: Sina, Sohu
Hà Vũ