(Tổ Quốc) - Tiết kiệm không chỉ có lợi cho cuộc sống của bạn mà còn giúp bạn tự tin hơn.
Tiền bạc là niềm tin của con người, không có tiền thì khó mà sống được. Kiếm tiền không phải là mục tiêu duy nhất trong cuộc sống, nhưng chắc chắn là mục tiêu quan trọng nhất. Tất nhiên, bạn phải tiết kiệm tiền trong khi kiếm tiền, nếu không, dù bạn kiếm được bao nhiêu cũng sẽ “bốc hơi” trong một sớm một chiều.
Cái gọi là "tự do tài chính" thực ra có nghĩa là bạn có tiền tiết kiệm trong tay và sống cuộc sống của mình không phải lo lắng về vật chất. Nếu bạn đang thiếu tiền trong tay, cuộc sống eo hẹp, bạn còn run sợ khi một ngày sẽ lâm bệnh, mất việc,...
Vì thế, bất kể thu nhập của bạn là bao nhiêu đều phải hình thành thói quen tiết kiệm tiền. Bởi những người tiết kiệm tiền thực sự khác với những người không.
1. Những người có tiền tiết kiệm sống tự tin hơn
Hai mươi năm trước, những ngôi nhà thường không đắt lắm, chỉ khoảng 20.000 tệ (71 triệu). Nhưng lúc đó mọi người trong gia đình tôi đều không có tiền mua nhà, cộng toàn bộ số tiền trong tài khoản tiết kiệm cũng chỉ được 10.000 tệ (35,5 triệu).
Sau đó chị cả của gia đình tôi đi làm ra ngoài làm việc, mỗi tháng kiếm được hơn 700 tệ (2,5 triệu). Đi làm được 4-5 năm thì Tết Nguyên đán đó chị nói với gia đình: "Em mua được nhà rồi, mọi người có thể sang nhà mới của em". Khi cả nhà lên thành phố làm việc có thể có nơi ăn chốn ở đàng hoàng.
Nhiều công nhân nhập cư làm việc cật lực trong nhà máy nhưng vẫn không mua được nhà. Chị cả tôi đã làm như thế nào? Hóa ra cô ấy thực sự là một người sống “tối giản”. Chi phí sinh hoạt hàng tháng kiểm soát vào khoảng 100 tệ (355k), các bữa ăn và chỗ ở được nhà máy cung cấp miễn phí.
Mỗi năm chị của tôi chỉ đi mua sắm một lần và về quê một lần. Trong dịp Tết, chị ấy chỉ mua một bộ quần áo tươm tất, nhưng hỏi mấy cửa hàng thì thấy đắt quá nên không mua. Chị ấy nói: “Sau Tết Nguyên đán, bộ quần áo tương tự có thể rẻ hơn nhiều, lúc đó sẽ mua”.
Còn mẹ tôi thì đi khắp cả xóm và nói: “Gia đình chúng tôi mua một căn nhà ở thị trấn. Chính con gái lớn của tôi đã mua nó”. Câu nói của mẹ tôi khiến cả xóm phải ghen tị.
Từ câu chuyện của chị gái tôi để bạn biết rằng: Khi một người có tiền gửi tiết kiệm hay một tài sản cố định, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống của mình không còn quá khó khăn. Dù công việc có mệt mỏi đến mấy bạn cũng cảm thấy “xứng đáng” vì đã thấy được thành quả phấn đấu của mình. Khi bạn không còn một xu dính túi, bạn sẽ thấy rằng dù bạn có chăm chỉ đến đâu thì cũng vô ích.
2. Không có tiền thì khó làm được việc gì
Một người bị bệnh, hoặc một thành viên trong gia đình bị ốm và điều này có thể ập đến bất cứ lúc nào, Điều đầu tiên bạn sẽ nghĩ đến là “tiền”. Lúc này có tiền gửi có nghĩa là có hy vọng vào cuộc sống.
Nếu bạn nghèo suốt thời gian qua, bạn sẽ rất khó để vay tiền. Những người khác sợ rằng bạn không đủ khả năng trả họ trong tương lai, và lo lắng rằng bệnh của bạn rất nghiêm trọng. Vì thế họ lựa chọn không cho bạn vay tiền.
Anh họ tôi bị bệnh nặng vào năm ngoái phải nhập viện ở một bệnh viện lớn của thành phố. Bác sĩ nói: "Trả trước 50.000 tệ (177 triệu) tiền viện phí". Người chị họ tôi đột nhiên ngồi sụp xuống đất, hai chân yếu ớt vì sợ hãi. Chị ấy thực sự không có tiền tiết kiệm. Người chị họ này vội vàng gọi điện cho hai người con trai, mong rằng họ sẽ tìm được cách nhưng đều không đủ.
Anh họ tôi phải đi vay mượn tiền của người thân, bạn bè, khi gọi điện thì anh đã khóc. Một người đàn ông đã gần 60 tuổi lần đầu tiên trong đời ngượng ngùng, “mất mặt” đến như vậy.
Khi ốm đau bệnh tật không vay được tiền vì không ai thực sự thông cảm cho bạn. Việc người khác giúp đỡ bạn là vì bạn may mắn gặp người có lòng tốt. Đừng nghĩ rằng người thân hay bạn bè có nghĩa vụ phải giúp đỡ bạn. Thay vì dựa dẫm vào người khác, bạn nên làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và tiết kiệm.
Hãy cố gắng bỏ tiền vào quỹ khẩn cấp để phòng trừ rủi ro. Bởi tai nạn, ốm đau bệnh tật có thể ập đến bất cứ lúc nào. Và có tiền thì bạn mới có sự an tâm.
3. Trên thực tế, tiêu dùng nhiều là không cần thiết và sẽ chỉ khiến bạn bị mắc nợ
Nghĩ lại, tiền của bạn đã đi đâu trong suốt những năm qua? Tuổi trẻ thích mua sắm, tiêu hết cho bản thân, tiêu trước thì trả từ từ, không trả được thì xin tiền bố mẹ.
Nhưng lợi ích của chi tiêu nhiều hơn thu nhập là gì? Trong khi những gì bạn vay hôm nay sẽ được nhân đôi vào ngày mai. Bạn tiêu tiền như nước nhưng sau đó lại phải trả gốc và lãi thì vô hình trung, bạn trở thành “kẻ bần cùng”, còn đang tạo ra của cải cho người khác.
Ngoài ra, bạn còn hình thành thói quen “so đo”. Ví dụ, một đồng nghiệp mua chiếc ô tô mới, bạn đột nhiên cảm thấy rất thất vọng. Sau vài ngày, bạn mua một chiếc ô tô đắt hơn xe của đồng nghiệp và bạn cảm thấy như vậy là rất có "mặt mũi". Nhưng khi bạn mua xe bằng việc thế chấp hoặc vay tiền. Bạn đang phải chịu nhiều áp lực trả nợ.
Một người thực sự giàu có, làm việc chăm chỉ để kiếm tiền nhưng cũng cần chăm chỉ tiết kiệm tiền, từ bỏ sự so sánh, từ bỏ giao tiếp xã hội vô bổ và ngừng mù quáng. Lối sống giản dị, siêng năng, tiết kiệm có thể giúp bạn không cần phải làm việc cực nhọc để kiếm tiền. Nếu bạn không tiết kiệm thì bạn kiếm được bao nhiêu tiền cũng vô ích.
Theo 360doc
Hồng Nhung