(Tổ Quốc) - Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa cho bạn những nguyên nhân vì sao bồn cầu bị hôi và cách khử mùi hôi bồn cầu để bạn tham khảo.
Nguyên nhân bồn cầu bị hôi
- Bồn cầu lâu không cọ rửa: Bồn cầu lâu không có rửa cũng là một nguyên nhân. Khi các vết ố vàng hình thành ở bồn cầu thì chất thải sẽ có thể bám lại ở đó và tạo mùi hôi cho nhà vệ sinh của bạn. Hệ thông ngăn mùi có vấn đề
- Do hở từ đường ống bể phốt lên: Có nhiều trường hợp, khi bạn phải nhấc bồn cầu lên. Tuy nhiên, trong quá trình xử đặt lại thì lại để lỗ hổng. Khiến khí và mùi hôi từ bể phốt bốc lên nhà vệ sinh.
- Bể phốt đầy: Bể phốt đầy sẽ tràn lên đường ống và khí sẽ thoát lên bồn cầu của bạn. Tắc đường ống thông khí ở dưới bể phốt
- Khác: Có thể mùi hôi không xuất phát từ bồn cầu mà có thể là từ đường thoát sàn, dò bên ngoài hoặc do nguyên nhân nào đó khác.
Khử mùi hôi bằng muối trắng hoặc baking soda
Một trong số những nguyên nhân chủ yếu gây ra mùi hôi trong nhà vệ sinh chính là từ các chất thải lâu ngày bám vào cống thoát nước không sạch đi được? Cách đơn giản nhất để bạn khử sạch cống đó là hòa một ít muối trắng với nước ấm, sau đó đổ từ từ vào thành cống, miệng cống. Một lúc sau các chất thải “biến mất” và mùi hôi cũng sẽ không còn nữa.
Nếu nhà bạn sẵn có baking soda thì có thể dùng thay thế muối trắng, kết quả thậm chí còn khiến bạn bất ngờ hơn. Bạn nên thực hiện việc này thường xuyên đối với cống thoát nước và bồn cầu, tốt nhất là đều đặn mỗi tuần để khắc phục tình trạng chất bẩn, chất thải tồn đọng gây mùi hôi khó chịu trong nhà vệ sinh nhé.
Khử mùi hôi bồn cầu bằng chanh
Một trong số những nơi dễ gây nên mùi hôi trong nhà vệ sinh là bồn cầu. Ngoài việc đánh rửa sạch sẽ thường xuyên, bạn có thể sử dụng chanh để nhà vệ sinh luôn thoáng mát và không có mùi hôi.
Bạn dùng khoảng 3 quả chanh ép lấy nước và đổ vào trong bồn cầu hoặc thái lát chanh và đá lạnh đổ vào trong bồn cầu. Tiếp theo, hãy đậy nắp bồn cầu và đóng cửa nhà tắm lại (lưu ý không được xả nước). Để tầm khoảng 1 tiếng sau thì xả nước, đảm bảo nhà vệ sinh sẽ không hề có mùi hôi.
Khử mùi hôi bồn cầu bằng diêm
Trong hóa học, lưu huỳnh được ví như khắc tinh của mùi hôi thối. Do đó, bạn có thể tận dụng phản ứng này để xử lý tình trạng ô nhiễm do bồn cầu “tỏa hương” khó chịu.
Cách dùng: Đốt một que diêm và thả vào bồn cầu, đợi trong ít phút để khí lưu huỳnh từ diêm tỏa ra, khử sạch mùi hôi thối. Sau đó, vớt que ra, bỏ đi rồi vệ sinh tay sạch sẽ. Như vậy, chỉ bằng một thao tác hết sức đơn giản, bạn đã có thể đánh bay hết tình trạng bồn cầu bốc mùi rất triệt để.
Khử mùi hôi bồn cầu bằng dầu gió
Không phải cứ dung dịch tẩy mới có thể ngăn chặn được mùi hôi bốc lên từ bồn cầu mà đôi khi chỉ cần dùng dầu gió đã có thể xử lý dứt điểm tình trạng này. Lý do là vì, trong dầu gió có chứa những hợp chất đặc hiệu, giúp lấn át và khử đi những hương khó chịu cực dễ dàng.
Cách dùng: Mua một lọ dầu gió với thể tích vừa đủ, sau đó, bỏ nắp lọ ra và để trong nhà vệ sinh gần vị trí bồn cầu. Loại dầu này sẽ hút mùi hôi nhanh chóng, mất đi hoàn toàn trong vòng từ 2-3 tháng.
Trồng nhiều cây xanh
Trồng cây xanh cũng là cách ngăn chặn mùi hôi bồn cầu cực hiệu quả. Nghe có vẻ vô lý nhưng nếu tìm hiểu sâu một chút bạn sẽ thấy ngay mối liên quan giữa chúng như thế nào. Nó giúp lọc sạch không khí nhà vệ sinh, khử độc các chất mang khả năng gây hại cho sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, cây còn giúp không khí trong nhà vệ sinh không bị bí bức, khó chịu mà cực dễ chịu, mát mẻ như mọi căn phòng khác. Bạn hãy nghiên cứu, lựa chọn cây mà mình thấy yêu thích để nuôi trồng trong nhà được hiệu quả hơn nữa.
TP