(Tổ Quốc) - Nếu giai đoạn đầu ăn dặm, các mẹ bỡ ngỡ với cách chế biến đồ ăn cho con thì khi bé đã được 9, 10 tháng tuổi, điều khiến các mẹ trăn trở là đổi thực đơn cho bé.
Bước vào giai đoạn 10-12 tháng tuổi, khả năng ăn thô của trẻ đã khá tốt, lúc này các mẹ có thể chế biến cho con nhiều món ăn dặm phong phú, đa dạng. Tuy nhiên việc khiến nhiều mẹ đau đầu nhất chính là lên thực đơn ăn dặm hàng ngày cũng như hàng tháng cho bé. Nên cho con ăn gì, kết hợp thực phẩm thế nào cho đa dạng để con khỏi bị chán ăn?... là những câu hỏi khiến các bà mẹ phải suy nghĩ.
Là một người mẹ đang nuôi con nhỏ, nên chị Trần Phượng (sống ở TP. HCM) hiểu rất rõ điều này, chị cũng chia sẻ rằng hành trình cho bé Nhím ăn dặm là một kỉ niệm khó quên. Chị Phượng cho biết, chị cho con ăn dặm từ 6 tháng tuổi, trộm vía bé ăn rất ngoan, chưa chê món mẹ nấu bao giờ: "Khó khăn nhất có lẽ là hàng ngày phải suy nghĩ thực đơn gì, nấu món nào cho bé, làm sao để đa dạng món, không bị trùng lặp nhiều làm bé chán ăn. Mình có thói quen nấu từng ngày, chỉ trữ đông nước dùng dashi thôi. Mục đích vẫn muốn con ăn thức ăn tươi, dinh dưỡng cao và vệ sinh".
Bé Nhím được mẹ cho ăn dặm từ 6 tháng tuổi.
Khi con đã ăn dặm được 1 vài tháng, chị Phượng lưu ý các mẹ một số điều quan trọng khi chế biến đồ ăn dặm cho con: "Điều các mẹ cần nhớ đó là tăng độ thô của đồ ăn cho bé, thời gian ăn uống sinh hoạt phù hợp để bé biết đói, biết no. Trẻ dưới 1 tuổi tốt nhất không nêm gia vị hoặc nếu có nên hạn chế ít nhất có thể. Việc tăng độ thô và cấu trúc thức ăn theo từng tháng tuổi sẽ giúp bé học được các kĩ năng cầm, nắm, cắn, nhai, nuốt tốt".
Dưới đây là thực đơn dặm kiểu Nhật mà chị Phượng làm cho con gái, các mẹ có con nhỏ từ 10-12 tháng tuổi hãy cùng tham khảo nhé:
Một số món ăn phụ chị Phượng làm cho con gái.
Ảnh: NVCC
NT