Màu đỏ tượng trưng may mắn và hạnh phúc nhưng nguyên nhân thật sự khiến các nàng kỹ nữ thanh lâu Trung Hoa xưa luôn mang sợi dây đỏ bên người là gì?

(Tổ Quốc) - Một sợi dây đỏ đối với các kỹ nữ thanh lâu mà nói, đó có thể là tất cả thế giới tâm linh của họ.

Thời xa xưa, người phụ nữ không có quyền tự chủ mà phải: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, nghĩa là khi còn ở nhà phải nghe theo cha, lúc lấy chồng phải nghe theo chồng, nếu chồng qua đời phải theo con trai. Nếu không may gặp bất hạnh chỉ có thể trôi theo dòng đời, thậm chí rơi vào thanh lâu, bi thương quãng đời còn lại.

Tục ngữ có câu: Tiếu bần bất tiếu xướng, nghĩa là cười chê nghèo khổ, không cười chê kỹ nữ. Thanh lâu thời cổ đại là một nơi hoạt động hợp pháp và nữ nhân đã rơi vào đó chỉ có duy nhất một lựa chọn. 

Thật thú vị khi hầu hết những cô nương sống trong thanh lâu thời cổ đại đều buộc một sợi dây đỏ ở cổ tay, cổ chân hoặc thắt lưng. Thời cổ đại, màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn, nó cũng tượng trưng cho sự yêu mến cuộc sống và cũng là màu sắc dễ dàng tìm được trong tự nhiên. Từ đế vương đến thường dân, trong mỗi sự kiện trọng đại, đều treo những chiếc đèn lồng cực lớn màu đỏ, hỷ phục màu đỏ,...

Vậy thì ý nghĩa của việc các cô gái thanh lâu mang sợi dây đỏ bên người là gì? Trong dân gian có rất nhiều lý giải khác nhau.

Màu đỏ tượng trưng may mắn và hạnh phúc nhưng nguyên nhân thật sự khiến các nàng thanh lâu Trung Hoa ngày xưa luôn mang sợi dây đỏ bên người là gì? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Sợi dây đỏ là "Nguyệt Lão" của nữ nhân thanh lâu và vị khách

Liên quan đến quan điểm này, trong sách sử có một ghi chép như thế này: Vào thời Võ Tắc Thiên nhà Đường, trong triều có một thiếu niên tên là Quách Nguyên Chấn. 

Quách Nguyên Chấn không những văn võ song toàn mà còn ngọc thụ lâm phong (cốt cách thanh tao, khí chất quân tử). Đó là tài năng trẻ mà Võ Tắc Thiên xem trọng, tể tướng đương triều Trương Gia Trinh cũng muốn người này trở thành con rể của mình.

Trở thành con rể của tể tướng là chuyện cầu cũng không được. Nhưng khi biết tể tướng Trương Gia Trinh có 5 cô con gái, Quách Nguyên Chấn mới bình thản nói: "Chuyện hôn nhân đại sự không thể tùy tiện, ta muốn kiểm tra những nữ nhi của ông". Thực tế là hắn muốn có cơ hội chọn ra cô gái đẹp nhất.

Trương Gia Trinh nào biết suy nghĩ của Quách Nguyên Chấn, vì thế đã nói: "Con gái của ta đứa nào cũng đẹp hơn tiên trên trời, đều xứng với ngươi.

Thế này nhé, ta sẽ cho mỗi đứa một sợi chỉ đỏ và đứng sau một bức màn. Ngươi đứng trước màn, kéo đầu sợi chỉ đỏ còn lại. Kéo trúng sợi chỉ của ai thì ta sẽ gả người đó cho ngươi".

Quách Nguyên Chấn cao hứng đồng ý. Hắn kéo trúng sợi chỉ đỏ trên tay người con thứ 3 của tể tướng. Cô gái này có tư sắc rực rỡ, vẻ đẹp hơn thiên tiên, khiến Quách Nguyên Chấn không kìm được sự vui vẻ trong lòng. Sau này, Quách Nguyên Chấn dưới sự giúp đỡ của tể tướng đã đạt rất nhiều thành tựu, trở thành người có quyền cao chức trọng trong triều. Còn câu chuyện "dây đỏ đưa tình" cũng trở thành giai thoại nổi tiếng. 

Với nhiều cô gái ở thanh lâu, họ đều hi vọng về một gia đình hạnh phúc trong tương lai, gặp được lang quân như ý. Họ luôn mong một ai đó có thể cứu mình khỏi hoàn cảnh khốn khổ này. Sau khi sợi dây đỏ gắn trên thắt lưng của kỹ nữ thanh lâu trở thành phong tục, giữa họ và những vị khách dần dần xuất hiện một hiểu ngầm. Đó là, nếu kỹ nữ đeo một sợi dây đỏ tím không như bình thường thì chính là cô ấy có ý với vị khách này, hi vọng người khách có thể chuộc thân cho cô.

Nếu vị khách không có ý muốn chuộc thân cho đối phương, hắn sẽ vờ như không thấy. Nhưng nếu vị khách cũng thích cô gái thanh lâu này thì sẽ sẵn sàng chuộc thân và đưa cô đi thật xa.

Những sợi chỉ đỏ đeo bên thắt lưng thể hiện sự hi vọng và mong đợi của những cô gái không may mắn, giúp họ giữ lại những khát khao cuộc sống tốt đẹo hơn cũng như theo đuổi tình yêu lãng mạn.

Màu đỏ tượng trưng may mắn và hạnh phúc nhưng nguyên nhân thật sự khiến các nàng thanh lâu Trung Hoa ngày xưa luôn mang sợi dây đỏ bên người là gì? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Sợi dây đỏ chính là "mảnh vải" cuối cùng của gái thanh lâu

Các cô gái thanh lâu hi sinh thân mình đổi lấy tiền bạc, là "hàng hóa" để người khác lựa chọn, đùa giỡn. Đây là nghề không có tôn nghiêm. Và sợi dây đỏ chính là sự che chở cuối cùng. 

Miễn là có một sợi dây đỏ bên cạnh, các cô gái sẽ có một nơi để gửi gắm hi vọng, và họ có thể nghĩ rằng họ không nhất ti bất quải (không mảnh vải che thân), vẫn còn giữ lại được tôn nghiêm cuối cùng của mình.

Sợi dây đỏ chính là vật trừ tà

Kỹ nữ là một nghề đặc biệt. Các biện pháp tránh thai và vệ sinh thời cổ đại tương đối kém, rất nhiều cô gái thanh lâu vì vậy mà mang thai hoặc nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.

Để tránh những "thảm họa" đó, họ đã sử dụng sợi dây đỏ để xua đuổi tà ma, hy vọng có thể bảo vệ bản thân bình an. 

Nguồn: Sina

YU

Tin mới