(Tổ Quốc) - Mạch máu là cầu nối mà máu vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng, nếu không có mạch máu thì các cơ quan quan trọng của cơ thể con người sẽ nhanh chóng tạm ngừng công việc, con người sẽ dễ bị mất mạng.
Điều đáng nói là mạch máu của con người có tuổi thọ. Mặc dù khi còn trẻ, chúng ta không phải lo lắng về các vấn đề về mạch máu, nhưng khi về già, chất lượng cuộc sống của bạn lại có mối quan hệ rất quan trọng với mạch máu. Nếu không chú ý đến việc bảo dưỡng mạch máu thì khi về già bạn rất dễ bị bệnh.
Dân văn phòng có nguy cơ cao mắc các bệnh mạch vành
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet đã chỉ rõ, nguy cơ bị đột quỵ ở dân văn phòng có thể tăng đến 34% và nguy cơ mắc các bệnh mạch vành tăng 13% nếu làm việc liên tục với cường độ cao trên 55 giờ/tuần. Lý giải nguyên nhân nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch ở dân văn phòng cao, các nhà nghiên cứu cho rằng, công việc căng thẳng kéo dài, cộng với thói quen ngồi lâu một chỗ, ăn uống, sinh hoạt không khoa học... chính là tác nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tim mạch.
Khi đã hiểu được mạch máu quan trọng như vậy, bạn đã biết cách làm thế nào để duy trì chúng khỏe mạnh chưa?
Dưới đây là 3 loại "trà" rất có lợi cho mạch máu mà mọi người nên uống mỗi ngày. Đặc biệt, dân văn phòng với đặc thù ít vận động, ngồi lì một chỗ càng nên uống một cốc mỗi ngày để làm mới và đem lại sự khỏe mạnh cho mạch máu, giảm bệnh tật.
1. Trà táo gai
Theo quan điểm của y học Trung Quốc, táo gai có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, tiêu thực, bổ khí, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt giải độc, tiêu ứ huyết, hạ mỡ. Táo gai có rất nhiều công dụng như làm giảm tình trạng ứ trệ, đầy hơi đường tiêu hóa...
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã phát hiện ra táo gai có tác dụng điều trị đối với bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành và tăng lipid máu. Vì vậy, trà táo gai cũng có những tác dụng trên, giúp ích rất nhiều cho mạch máu, tiêu hóa...
Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều loại trà này vì dễ dẫn đến axit dạ dày. Và bạn cần chú ý đến cách pha chế, bổ sung lượng đường thích hợp để trung hòa độ chua, không nên cho quá nhiều dẫn đến thừa lượng đường cơ thể cần mỗi ngày.
2. Trà gừng
Gừng là một dược liệu rất hữu ích, có tác dụng làm giãn cơ, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, không chỉ giúp ích cho người bị lạnh cơ thể mà còn có tác dụng bảo vệ tốt các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
Các vitamin, khoáng chất và axit amin có trong trà gừng có thể giúp phục hồi và cải thiện lưu thông máu, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch máu, giảm bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, để ngon hơn, bạn cũng có thể cho thêm mật ong hoặc đường nâu để có hương vị đặc biệt.
Khi dùng trà gừng, bạn không nên bỏ vỏ gừng vì phần vỏ này chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu gừng bị hỏng thì nên bỏ đi, không nên sử dụng để pha trà.
3. Trà quả vả
Đúng như tên gọi, trà quả vả là một loại trà được làm từ quả sung, có tác dụng đối với mạch máu ở chỗ có thể hạ huyết áp, giảm áp lực của huyết áp lên mạch máu từ đó giúp mạch máu đàn hồi tốt hơn.
Chất lipase và hydrolase có trong quả vả có tác dụng rất đáng kể trong việc hạ lipid máu và phá vỡ lipid máu, do đó làm hạ lipid máu, giảm sự lắng đọng mỡ trong mạch máu, từ đó hạ huyết áp và ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Mặc dù được coi là đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng cả 3 loại trà này không thích hợp với người bị viêm loét đường tiêu hóa. Những người bị axit dạ dày càng nên tránh uống trà táo gai. Phụ nữ có thai, cho con bú và người có cơ địa nóng hơn không thích hợp uống trà gừng, người bị bệnh viêm loét đường tiêu hóa và kinh nguyệt không đều nên tránh uống trà quả vả.
Nguồn: Song Yun/Man/Aboluowang
TT