(Tổ Quốc) - Những bức ảnh này từng được lan truyền trên mạng xã hội và trở thành đề tài được nhiều người bàn tán.
Bạn có bao giờ há hốc trước những bức ảnh kì lạ trên mạng xã hội chưa? Nếu có thì bạn cũng giống với không ít những dân mạng trên diễn đàn Quora. Đằng sau loạt ảnh vi diệu ấy chính là những cú lừa và bàn tay chỉnh ảnh tài tình của chủ nhân nó. Dưới đây là những bức ảnh lừa được cả thế giới:
1. Bạn còn nhớ bức hình đã tạo nên cơn bão mạng xã hội chỉ sau một đêm của chàng trai trẻ này không? Chắc hẳn ai cũng phải thốt lên kinh ngạc với tài nấu ăn điệu nghệ của chàng thanh niên với màn cơm chiên uốn lượn như sóng vỗ. Nhưng bức ảnh này có phản ánh đúng thực tế hay không?
Câu trả lời: Không. Đó thực sự là bức ảnh đã được dàn dựng. Trên thực tế, chiếc chảo cơm chiên uốn lượn đó là một tác phẩm điêu khắc được tạo ra từ bảo tàng thực phẩm giả ở Tokyo, Nhật Bản. Tác phẩm này có tên là "Giga wave".
2. Ngôi sao nổi tiếng Paris Hilton từng gây ồn ào với chiếc áo in dòng chữ: "Stop Being Poor" (tạm dịch: Hãy ngừng nghèo lại đi). Nhiều người đã chỉ trích cô là một kẻ hợm hĩnh, phô trương sự giàu có. Vậy chiếc áo đó thực sự có thật không?
Câu trả lời: Không. Thực tế, dòng chữ trên chiếc áo này là fake. Chiếc áo mà cô ấy mặc có dòng chữ "Stop Being Desperate" (tạm dịch: Hãy ngừng tuyệt vọng đi). Nó hoàn toàn không liên quan đến việc phân biệt giàu nghèo ở đây.
3. Mẫu quảng cáo cổ điển từ những năm 50 về hãng bia Heineken đã được lan truyền chóng mặt trên mạng, gây sốc cho nhiều người bởi trong đó, một em bé cầm chai bia uống ngon lành. Vậy bức ảnh gây sốc này có thật không?
Câu trả lời: Đứa trẻ không cầm chai bia Heineken mà là sản phẩm nước giải khát 7-up.
4. Cách đây vài năm, tấm hình thành phố Venice của Ý chìm trong băng giá đã được cư dân mạng chia sẻ rất nhiều, đặc biệt là vào thời điểm những đợt rét kỷ lục hoành hành khắp châu Âu. Vậy thành phố Venice có thực sự tuyệt đẹp khi về đông như này không?
Câu trả lời: Không phải vậy. Dù Venice đôi khi có lạnh đến mức khiến nước đóng băng, nhưng nó cực kỳ hiếm. Người ta đã tìm ra nguồn gốc của tấm hình trên, địa điểm được chụp đó là hồ Baikal ở Nga.
5. Nhà thiên tài Albert Einstein cũng từng gây sốc cộng đồng mạng với khoảnh khắc ông đạp xe vội vã rời khỏi bãi thử bom hạt nhân. Vậy bức ảnh đó liệu có thật không?
Câu trả lời là: Bức ảnh trên được cắt ghép khéo léo từ tấm ảnh Einstein đạp xe trong khuôn viên nhà riêng với background là hiện trường vụ nổ.
6. Bức ảnh tay đua xe đạp bị gấu rượt đuổi trên đường từng được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội và trở thành để tài được bàn luận sôi nổi.
Câu trả lời: Tất nhiên bức ảnh này là đồ giả. Thực tế khung cảnh chỉ có mỗi con gấu, được chụp tại Công viên quốc gia Yellowstone (Mỹ).
7. Bức ảnh anh phi công chụp ảnh bằng gậy "tự sướng" trên bầu trời xuất hiện trên Internet khoảng năm 2014 khiến nhiều người phải há hốc mồm kinh ngạc. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng nhiều ý kiến cho rằng bức hình này thật là phi lý. Vậy sự thật đằng sau là gì?
Câu trả lời: Thực ra, anh phi công đã chụp ảnh selfie với máy bay khi nó đã hạ cánh.
8. Dãy núi với các đám mây xếp tầng với nhau khá đẹp từng là khoảnh khắc gây sốt cộng đồng mạng. Hình ảnh từng nằm trong top hình nền cho máy tính được tải về nhiều nhất đầu những năm 2010. Vậy hiện tượng thiên nhiên này có thực không?
Câu trả lời: Không. Thực tế chỉ có một đám mây hình nón nằm trên đỉnh núi.
Nguồn: Quora, Nationalgeographic
Diệp Lục