Quả trám chứa 12% protein, 1.09% lipid, 12% hydrat carbon, 0.046% Ca, 0.06% phosphor. Dầu hạt trám chứa caproic, myristic, acid hexanoic, stearic, palmatic, decanoic, linoleic, octanic, lauric,… Cùi trám chứa nhiều đường, chất béo, acid folic, acid hữu cơ, vitamin (C, B1, P), chất xơ và chất khoáng (kali, magie, canxi, kẽm, carroten, sắt,…).
Theo Y học cổ truyền: Quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc. Trám được dùng để trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho nhiều đờm, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, khát nước. Quả trám xanh có tác dụng giải độc. Quả trám chín có tác dụng an thần, trị động kinh.
Theo Y học hiện đại: Trám tươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, nên được xem là thức ăn thích hợp với trẻ nhỏ, người ở độ tuổi trung niên và phụ nữ mang thai cơ thể bị suy nhược. Bên cạnh đó, trám còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.