(Tổ Quốc) - Người trẻ thời 4.0 đang ngày càng "khắt khe" hơn với các sản phẩm công nghệ, khi chúng trở thành một phần không thể thiếu với họ.
Giới trẻ ngày càng ưa chuộng "smart living"
Bùi Lê Minh Hoàng (28 tuổi, Hà Nội) vừa chính thức chuyển ra ở riêng, lần đầu tiên, sau 25 năm gắn bó với ngôi nhà trên phố Đội Cấn. Lý do chẳng phải "dựng vợ gả chồng", cũng không phải khó khăn, chật chội bởi căn nhà cũ rộng thênh thang, chỉ có bố mẹ và cậu em trai. Điều duy nhất theo lời Hoàng là anh muốn được tự do thiết kế một ngôi nhà thông minh mà mọi điều khiển, có thể tất cả trong một, thực hiện ngay trên chiếc điện thoại của mình.
Theo lời Hoàng, trong thời 4.0 như hiện tại, "smart living" - cuộc sống thông minh gần như là một nhu cầu cơ bản hàng ngày của những người trẻ như anh chứ không chỉ là "đam mê" như nhìn nhận của xã hội cách đây nhiều năm.
Cách mạng cũng đang xảy ra với những tấm thẻ ngân hàng nằm gọn trong lòng bàn tay. Những năm trước, câu hỏi gần như bất di bất dịch khi chọn mở tài khoản của ngân hàng nào với mọi người là "hệ thống ATM, điểm giao dịch của ngân hàng đó có phủ rộng không"?.
Còn theo lời Huỳnh Bảo Chi, 23 tuổi, biên dịch cho một doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, ngay cả hiện tại, nhiều người vẫn giữ câu hỏi đó. Tuy nhiên, với những con người hiện đại thuộc thế hệ mới như Chi, một phòng giao dịch đông đúc, xếp hàng dài "cả chục cây số" là điều không nằm trong danh sách ưu tiên.
Cô gái này thích chọn các hệ thống ngân hàng tự động như LiveBank. Hệ thống ngân hàng tự động này có thể cung cấp gần như toàn bộ mọi dịch vụ giống như một phòng giao dịch truyền thống, từ nộp tiền mặt, đăng ký mở tài khoản, mở thẻ, gửi tiền có kì hạn đều có thể thực hiện tự động. Đặc biệt, Chi không lo phải "cắt cúp" thời gian làm việc giờ hành chính để xếp hàng chờ giao dịch như trước, hay không bị giới hạn cả về các dịp nghỉ lễ, nghỉ Tết.
Điểm giao dịch mở 24/24, trước mặt là một màn hình lớn cảm ứng, chỉ cần đứng yên 2 giây để máy nhận diện khuôn mặt, rồi quét vân tay là muốn giao dịch gì cũng được. Hôm trước mình mất thẻ ATM, chỉ cần đăng ký qua ứng dụng TPBank Mobile để nhận mã QR. Sau đó, quét mã QR này ở LiveBank là có thể nhận lại thẻ, sử dụng giao dịch được ngay lập tức. Đó là những trải nghiệm công nghệ người dùng đáng được hưởng trong thời đại này", Chi nói.
Giới trẻ ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn với công nghệ.
Bí kíp chọn ngân hàng và "xu hướng ngược" của công nghệ
Không chỉ "khó tính" với những ngân hàng có điểm giao dịch hay cây ATM "lowtech", theo lời Chi, ứng dụng (app) cài đặt trên điện thoại, máy tính bảng là vòng sát hạch thứ 2 khi chọn sử dụng mở tài khoản ở ngân hàng nào.
"Giới trẻ, như tôi, hiện tại có suy nghĩ mở trong rất nhiều vấn đề nhưng riêng về công nghệ, xu hướng ngược lại, mọi thứ ngày càng trở nên khắt khe", Huỳnh Bảo Chi khẳng định.
Một ứng dụng ngân hàng "quyền năng" theo Chi trước hết là phải "mượt". "Giới trẻ bọn mình giờ đặt hàng online rất nhiều, một ngày có khi giao dịch ngân hàng đến mấy lần để mua hàng, từ ăn uống đến đồ thời trang. Lúc đang mua bán mà app ngân hàng cứ đơ thì bực mình lắm, nên app nào chạy nhanh, mượt là ưu tiên hàng đầu," cô nhấn mạnh và cho biết ở tiêu chí này, app TPBank hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của cô.
Nhưng không có nghĩa là các yếu tố khác như thông minh, tiện lợi và dễ sử dụng lại bị các bạn trẻ coi nhẹ. là phải cho phép người dùng thống kê chi tiêu theo các danh mục, tìm kiếm hồ sơ, tra cứu giao dịch trong nhiều năm, khả năng tìm kiếm thông tin bằng giọng nói hay thậm chí đoán trước được hành vi người dùng (gợi ý nội dung chuyển tiền, số tiền,..)
"Tiện lợi", theo định nghĩa của những người trẻ như Chi, có nghĩa mọi người có thể làm được "tất tần tật" với một app nhỏ, từ mua thực phẩm đến đồ dùng ship tại nhà, thanh toán hóa đơn điện nước, internet, hay thậm chí các dịch vụ ngoài ngân hàng như mua sắm, đặt vé máy bay,...
Thậm chí có thể mở tài khoản chỉ trong 5s với eKYC thuận tiện, đồng bộ số điện thoại với số tài khoản để khỏi phải nhớ nhiều. Và khi người dùng đang dở tay vào việc gì đó, thì chỉ cần ra lệnh bằng giọng nói là app đã có thể đáp ứng được yêu cầu. Tất nhiên, an toàn là điều không thể thiếu, với công nghệ bảo mật eToken hay những công nghệ tăng cường giúp phát hiện sớm giao dịch đáng nghi, tự động cảnh báo, ngăn chặn.
Huỳnh Bảo Chi cho biết, những tiêu chí này đã được một diễn đàn lớn về công nghệ dành cho giới trẻ tổng hợp thành "bí kíp" khi chọn tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, cô gái trẻ khẳng định, không dễ để các ngân hàng làm được điều này. Đây là hình mẫu đã được rất nhiều dùng tổng kết sau khi sử dụng dịch vụ ở khá nhiều nhà băng.
Thực tế, chỉ một số ít đơn vị nổi bật về công nghệ như TPBank hay một vài ngân hàng nắm giữ công nghệ tốt mới có thể thỏa mãn nhu cầu của người dùng. "Đó cũng là lí do tôi dùng app TPBank thay cho thẻ vật lí, tiện và mượt mà, lại yên tâm vì luôn ở trong điện thoại", Chi chia sẻ.
Nga PV