(Tổ Quốc) - Nhiều người thường cho rằng tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra với những sản phụ thừa cân béo phì, nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai.
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy thai. Về lâu dài, các thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ tăng nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường typ 2 và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của thai nhi. Thai có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh,…
Rất nhiều người cho rằng tiểu đường chỉ xảy ra với những sản phụ thừa cân, béo phì
Theo khảo sát, có rất nhiều người thường hiểu nhầm rằng chỉ những mẹ bầu thừa cân, béo phì trong thời gian mang thai thì mới mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, sự thực lại không hẳn vậy, bởi có rất nhiều sản phụ tăng cân trong phạm vi tiêu chuẩn nhưng họ cũng có các triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai và không chỉ các sản phụ bị béo phì mới mắc bệnh này mà còn liên quan đến yếu tố khác như: tuổi thai, chế độ ăn uống khi mang thai, hoặc sự thay đổi của nội tiết tố cơ thể mẹ bầu,…
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một bệnh tương đối phổ biến trong thai kỳ. Trong trường hợp thai phụ phát hiện sớm, có thể tầm soát, bệnh sẽ dần biến mất sau khi sinh con. Nhưng đối với trường hợp mẹ bầu không bị thừa cân, béo phì, chủ quan không kiểm tra kịp thời, có thể dẫn đến những nguy hiểm nghiêm trọng cho cả mẹ và em bé trong bụng.
Nếu có những biểu hiện sau, rất có thể mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kỳ:
- Em bé trong bụng tăng cân nhanh.
- Có quá nhiều nước ối trong suốt thai kỳ.
- Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu thường ăn quá nhiều thức ăn, uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên.
- Bị nhiễm nấm Candida khi mang thai.
- Tiền sử di truyền từ gia đình.
- Thừa cân, béo phì.
Các yếu tố dễ gây bệnh tiểu đường thai kỳ, sở thích "nghiền" đồ ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh
Các thai phụ cao tuổi: Những bà mẹ lớn tuổi khi mang thai thường có tỷ lệ mắc và khả năng sảy thai, đẻ non, thai nhi chậm phát triển, dị tật bẩm sinh, dị tật, biến chứng khi mang thai,… cao hơn nhiều so với thai phụ dưới 35 tuổi.
Tăng cân quá mức khi mang thai: Béo phì khi mang thai sẽ xảy ra nếu mẹ tăng cân quá nhanh trong thời kỳ mang thai. Và đây là một trong những yếu tố quan trọng gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, khả năng biến chứng khi mang thai sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với những thai phụ khác.
Nếu mẹ đã thừa cân trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ mang thai thì phải kiểm soát chặt chẽ việc tăng cân và tích cực giảm cân.
Mẹ bầu nào cũng có xu hướng thích đồ ngọt trong thời kỳ mang thai: Nhiều sản phụ thích ăn đồ ngọt khi mang thai, chẳng hạn như: bánh ngọt, đồ tráng miệng, đồ uống trái cây, bánh quy, kẹo,… đây đều là những thực phẩm có hàm lượng đường và calo cao. Nếu mẹ không kiểm soát việc ăn những thực phẩm giàu calo và nhiều đường này trong thai kỳ sẽ dễ gây béo phì, và đương nhiên sẽ làm tăng khả năng mắc các biến chứng khi mang thai.
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai: Khi mang thai, các mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể và các mức độ chuyển hóa khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như estrogen, insulin, progesterone, progesterone,… Nếu những biểu hiện này bất thường, đặc biệt là sau 4 tháng thai kỳ càng nổi rõ hơn, điều đó cũng dễ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai, các mẹ bầu nên
- Trong thời kỳ mang thai, mẹ nên kiểm soát chế độ ăn uống của mình nhiều hơn, chế độ dinh dưỡng phải hợp lý và cân đối để tránh tình trạng suy dinh dưỡng quá mức.
- Ăn đúng giờ khi mang thai.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, protein và nhiều chất xơ khi mang thai.
- Thay vì ăn đồ ngọt vào các bữa phụ, mẹ bầu nên chọn ăn các loại hạt hoặc trái cây để tránh nạp nhiều đường và calo.
- Nên vận động nhiều hơn mỗi ngày khi mang thai. Mẹ nên vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ tốt cho mẹ và bé.
Theo Sohu
Bạc Hà