Ấn Độ: Khi nhà không phải là nơi an toàn, phụ nữ có khả năng bị chồng bạo hành nhiều hơn

(Tổ Quốc) - Việc phải dành quá nhiều thời gian và chia sẻ chung không gian sống đã khiến không ít người phụ nữ có khả năng rơi vào nguy hiểm dưới bàn tay bạo lực của chồng họ.

Sunita Sharma, 20 tuổi, sống ở Ấn Độ, dành toàn thời gian của mình để làm việc nhà, lau dọn, nấu nướng và nhất là không được làm trái ý chồng. 

"Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng khiến tôi bị ăn đòn. Tâm trạng của anh ấy thất thường kể từ sau khi bắt đầu làm việc tại nhà. Tôi chỉ muốn tránh xa anh ấy mà thôi" - Sunita nói với The Quint trong cuộc phỏng vấn lúc 6h sáng. Cô không biết liệu lúc chồng thức dậy thì cô có được nói chuyện thoải mái hay không. Trước khi dịch bệnh hoành hành, Sunita ít nhất còn có thể dành thời gian cho bản thân trong ngày nhưng giờ đây, cô chẳng khác gì bị giam giữ.

Khi nhà không phải là nơi an toàn giữa mùa dịch Covid-19 khi  phụ nữ có khả năng bị chồng bạo hành nhiều hơn hẳn - Ảnh 1.

Trong khi cả thế giới đang được khuyên cố thủ trong nhà để tránh bị lây nhiễm Covid-19 thì đối với những nạn nhân của nạn bạo hành gia đình, nhà dường như không phải là một nơi an toàn.

Theo quan điểm của các nhà hoạt động chống bạo lực gia đình, việc phong tỏa sẽ khiến cho nhóm người dễ bị tổn thương có khả năng gặp nguy hiểm hơn bởi vì họ không có cách nào để thoát khỏi kẻ bạo hành.

Số liệu từ Brazil đến Trung Quốc, Ý đến Vương quốc Anh, đã chỉ ra rằng đường dây nóng dành cho bạo lực gia đình nhận được nhiều cuộc gọi hơn trong mùa dịch Covid-19. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, điều này lại hoàn toàn ngược lại, theo Sonal Mehta, Giám đốc Liên đoàn Phụ huynh Kế hoạch Quốc tế (IPPF) cho biết, và gây ra không ít lo lắng.

"Số lượng cuộc gọi tăng đột biến chứng tỏ mọi người đang cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng khi số lượng này giảm xuống, nhất là trong thời gian phong tỏa, nó chứng tỏ tình hình đang rất tồi tệ. Một trong những nguyên nhân khiến bạo lực kéo dài là sự im lặng" - Sonal nói.

Khi nhà không phải là nơi an toàn giữa mùa dịch Covid-19 khi  phụ nữ có khả năng bị chồng bạo hành nhiều hơn hẳn - Ảnh 2.

Sunita nhận ra chồng đánh đập cô ngày càng nhiều bắt đầu từ giữa tháng 3 khi anh này được công ty cho phép làm việc tại nhà vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Sunita đề nghị với chồng đến thăm gia đình bố mẹ của họ ở Mumbai.

"Tôi cảm thấy an toàn hơn khi có nhiều người xung quanh. Thế nhưng, chỉ vài ngày trước khi bay, các chuyến bay nội địa đã bị chính phủ yêu cầu tạm ngừng hoạt động. Mọi người nói với tôi rằng đừng đi du lịch trong lúc này bởi vì việc này sẽ làm tăng khả năng nhiễm Covid-19, nhất là khi tôi ở sân bay. Nhưng virus có là gì đâu khi bạn đang phải chiến đấu với một thứ khác để giành lấy chút bình yên trong tâm hồn" - Sunita nói.

Tại sao phong tỏa lại đẩy những người như Sunita có khả năng rơi vào hiểm nguy?

Bà Urvashi Gandhi, Giám đốc Tổ chức Vận động Toàn cầu cho Đột phá Ấn Độ thường xuyên tiếp xúc và làm việc với những người phụ nữ là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình. Bà cho biết việc phong tỏa chỉ là vì sức khỏe của cộng đồng và nó có tác động nhất định đến mọi người về mặt tâm lý cũng như các hậu quả xã hội và kinh tế.

"Trong lúc phong tỏa, cả nạn nhân và kẻ bạo hành đều cảm thấy bị cô lập. Mọi người có thể bị mất việc hoặc cắt giảm lương và khi những yếu tố này gộp lại, xảy ra cùng lúc thì nó sẽ đẩy những người phụ nữ vốn đã bị bạo hành càng trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết" - bà Urvashi nói.

Trong một vài gia đình, phụ nữ là trụ cột gia đình và họ sẽ gặp rắc rối nếu như không làm tròn trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Như trường hợp của Sangeeta. Cô ký hợp đồng làm người trợ giúp tại một ngôi trường tư thục ở Delhi. Trong suốt 20 ngày vừa qua, Sangeeta không được đi làm và cô không biết được làm cách nào để có thể kiếm ra tiền. Chồng Sangeeta không làm ra tiền nhưng trách nhiệm chăm sóc gia đình đều đổ lên vai cô và chính Sangeeta cũng là nạn nhân bị bạo hành.

"Việc làm hàng ngày của chồng tôi là đánh đập tôi, chè chén và hứng lên thì đi làm. 2 ngày trước, tôi bị chồng đánh chỉ vì bảo anh ấy mua đồ ăn cho gia đình. Tôi không hề biết anh ấy không được chỗ làm trả lương. Tôi phải làm sao đây?" - Sangeeta hỏi phóng viên The Quint.

Shaonli Chakraborty, Phó Giám đốc với Swasti, một tổ chức phi chính phủ làm việc với các cộng đồng bên lề, nhấn mạnh tầm quan trọng của không gian chung.

"Việc bị phong tỏa hoàn toàn có nghĩa là bạn bị tách ra khỏi hàng xóm, bạn bè và gia đình. Điều này khiến phụ nữ có khả năng gặp nguy hiểm hơn khi họ phải dành nhiều thời gian ở chung không gian với những kẻ bạo hành họ" - bà Shaonli nói.

Khi nhà không phải là nơi an toàn giữa mùa dịch Covid-19 khi  phụ nữ có khả năng bị chồng bạo hành nhiều hơn hẳn - Ảnh 3.

(Nguồn: The Quint)

Cách một cây cầu nhưng cách chống Covid-19 của Thụy Điển và Đan Mạch trái ngược: Bên thì đóng kín, bên còn lại ồn ào tấp nập - Ảnh 6.

Imacho

Tin mới