(Tổ Quốc) - Năm đó, phóng viên ảnh Nhật Báo Thanh Niên Trung Quốc - Giải Hải Long đã bắt được khoảnh khắc nổi bật của cô bé này. Không ai ngờ được 26 năm sau, cô trở thành Phó bí thư tỉnh An Huy với những hoạt động từ thiện đáng ngưỡng mộ.
Trên đời này, điều mà con người không thể lựa chọn được chính là nguồn gốc sinh ra. Tất nhiên, một người được sinh ra trong gia đình ấm no hạnh phúc thì sẽ có quyền mơ mộng về một tương lai tươi sáng.
Thế nhưng, chẳng may bạn có điểm xuất phát không như mong đợi, thì nếu như không ngừng nỗ lực cố gắng thì mãi vẫn không thể phát triển hơn được.
Nhà triết học Francis Bacon từng nói, việc đánh giá một người không phải dựa trên nền tảng của cải, cũng không phải trình độ học vấn mà là dựa trên tính cách thật sự của họ.
Năm 1991, phóng viên ảnh Nhật Báo Thanh Niên Trung Quốc - Giải Hải Long từng chụp một số bức ảnh của những đứa trẻ nghèo ở vùng núi và dùng những bức ảnh đó trong một chiến dịch mang tên “Tôi muốn đi học”.
Trong đó, bức ảnh của một bé gái 8 tuổi với đôi mắt to đang cầm bút nhìn lên với biểu cảm nổi bật đã được Tổ chức Phát triển Thanh niên Trung Quốc chọn làm biểu tượng quảng bá cho chiến dịch này.
Từ đó trở đi, hình ảnh bé gái này đã đi vào lòng người dân Trung Quốc và bức ảnh này ngày càng trở nên nổi tiếng. Bé gái năm đó chính là Tô Minh Quyên.
Tô Minh Quyên sinh năm 1983 trong một gia đình nông dân bình thường ở vùng núi hẻo lánh tại huyện Kim Trại, thuộc cấp thị Lục An, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Bố mẹ của Tô Minh Quyên sống phụ thuộc vào việc đánh bắt cá, nuôi tằm và làm nông, thu nhập của cả gia đình không ổn định.
Đôi lúc, chẳng may gặp phải thiên tai khiến họ không có thu nhập, cơm ngày 3 bữa còn khó huống chi là lo cho con ăn học. Tô Minh Quyên sinh trưởng trong một gia đình như thế, em không thể đến trường như bao người, tương lai phía trước vẫn còn rất mơ hồ.
Lúc này, bức ảnh cô bé Tô Minh Quyên có đôi mắt to tròn được truyền tải và từ đó trở đi, Tô Minh Quyên trở thành cái tên quen thuộc ở Trung Quốc. Rất nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp và chắp cánh ước mơ đến trường cho Tô Minh Quyên. Sau đó, một cặp vợ chồng ở Đại Liên đã ngỏ ý trợ cấp và giúp đỡ Tô Minh Quyên cùng một bức thư tràn đầy tình yêu thương.
Bố mẹ của Tô Minh Quyên khi đó nói rằng, con gái họ đã được những người khác giúp đỡ, vì vậy sau khi nhận được sự đồng ý của cặp vợ chồng kia, gia đình Tô Minh Quyên đã gửi số tiền đó cho Dự án Hy vọng. Động thái này khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên.
Nhiều người cho rằng, một đứa trẻ biết nhớ ơn đều do bố mẹ biết cách dạy dỗ. Bố của Tô Minh Quyên từng nói với cô bé rằng: “Sống ở đời, con phải biết tri ân báo đáp”. Vì vậy, cứ mỗi năm Tết đến, Tô Minh Quyên thường lấy ra những thứ tốt nhất của mình để gửi cho những người đã hỗ trợ cô. Mặc dù những món quà này không đắt giá nhưng giá trị tinh thần là quý nhất.
Sau khi trở nên nổi tiếng, Tô Minh Quyên trở thành đại diện của Đại lễ đường Nhân dân ở tuổi 14 và được bầu làm ủy viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên. Năm 2003, Tô Minh Quyên được nhận vào Khoa Quản lý Tài chính của Đại học An Huy và trở thành đại sứ tuyển dụng tình nguyện viên cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh vào tháng 6/2007.
Tô Minh Quyên, người được giúp đỡ từ người khác, hiện tại cũng đã và đang làm những công việc rất có ý nghĩa cho xã hội. Trong thời gian đi học, cô đã chuyển một phần tiền quyên góp của mình cho những sinh viên nghèo cũng cần được hỗ trợ tài chính.
Sau khi ra trường và đi làm, cô đã quyên góp tháng lương đầu tiên của mình cho Dự án Hy vọng. Hàng năm, cô vẫn quyên góp đều đặn cho sinh viên nghèo, cam kết phúc lợi công cộng, hiến máu, trồng cây, quyên góp tiền, giúp đỡ người nghèo,... Cô sẽ làm tất cả những gì mà mình có thể làm.
Hiện tại, Tô Minh Quyên đã là bà mẹ của đứa trẻ 6 tuổi. Đôi khi cô cũng mang theo con gái đến những nơi hoạt động cộng đồng, Cô cho biết: "Hãy để con bé phát triển thói quen quyên góp từ khi còn nhỏ". Vào ngày 15/12/2017, Tô Minh Quyên được bầu làm Phó bí thư tỉnh ủy An Huy và đang từng bước đi trên con đường thành lập một quỹ từ thiện để giúp đỡ nhiều người.
Câu chuyện của Tô Minh Quyên khiến nhiều người hiểu được rằng, nghèo đói không bao giờ đáng sợ, đáng sợ nhất là bạn không nỗ lực và cố gắng để thoát nghèo.
(Nguồn: Sohu, Xinhuanet)
Jia You