Hầm bí mật bên trong quán cơm tấm Đại Hàn nổi tiếng Sài Gòn

(Tổ Quốc) - Hầm bí mật chứa tài liệu, thư từ, thuốc men, tủ quần áo chính là lối thoát hiểm.
Hầm bí mật bên trong quán cơm tấm Đại Hàn nổi tiếng Sài Gòn - Ảnh 1.

Tọa lạc tại con đường Đặng Dung (phường Tân Định, quận 1, TP.HCM), quán cà phê Đỗ Phủ - cơm Đại Hàn (tên thường gọi là cà phê biệt động) được xây dựng vào năm những năm 40 của thế kỷ trước do ông Đỗ Miễn làm chủ. Quán cơm trước đây chủ yếu bán cho những người lính Hàn Quốc sang tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam. Quán cơm tấm này đặc biệt còn là địa điểm sát gần với dinh thự của Ngô Quang Trưởng (tướng quân đội Việt Nam cộng hoà thời đó)

Hầm bí mật bên trong quán cơm tấm Đại Hàn nổi tiếng Sài Gòn - Ảnh 2.

Trong căn nhà có một hầm nổi chứa tài liệu và thư mật do chính ông Trần Văn Lai thiết kế và xây dựng trong vách tường. Những tài liệu, thư từ, thuốc tây được lưu trữ; sau đó gửi qua quân khu Sài Gòn - Gia Định và chuyển ra Bắc.

Hầm bí mật bên trong quán cơm tấm Đại Hàn nổi tiếng Sài Gòn - Ảnh 3.

Căn hầm chỉ rộng khoảng 20 cm, sâu 3 m. Những lon sắt tây được dùng để chứa thư từ, thuốc, thực phẩm và được kéo lên, kéo xuống bằng dây.

Hầm bí mật bên trong quán cơm tấm Đại Hàn nổi tiếng Sài Gòn - Ảnh 4.

Phía bên ngoài căn hầm bí mật là một bức tường được xây dựng tinh vi. Qua hàng chục năm, hàng nghìn lượt lính đến quán ăn cơm cũng không hề hay biết.

Hầm bí mật bên trong quán cơm tấm Đại Hàn nổi tiếng Sài Gòn - Ảnh 5.

Ít ai ngờ rằng đằng sau cánh tủ gỗ này là tầng hầm bí mật, lối thoát hiểm của đội biệt động Sài Gòn.

Hầm bí mật bên trong quán cơm tấm Đại Hàn nổi tiếng Sài Gòn - Ảnh 6.

Cầu thang dẫn xuống hầm sâu 3 m. Trong thời kỳ chiến tranh, khi phát hiện nguy hiểm, người nhà có thể chui xuống và trốn thoát ra đường cửa sau. Tuy nhiên, sau năm 1975, nhiều nhà liền kề được xây dựng lên nên tầng hầm đã bị lấp.

Hầm bí mật bên trong quán cơm tấm Đại Hàn nổi tiếng Sài Gòn - Ảnh 7.

Năm 2018, ông Trần Vũ Bình (con trai anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai) được gia đình ông Miễn giao quyền quản lý căn nhà để mở quán cà phê tại di tích. Những hiện vật được ông giữ nguyên như cũ, ngôi nhà được phục dựng lại từ những ảnh cũ. Tầng trệt của căn nhà chính là nơi để gọi món và bếp để chế biến món ăn.

Hầm bí mật bên trong quán cơm tấm Đại Hàn nổi tiếng Sài Gòn - Ảnh 8.

Tầng trên cùng của căn nhà được phục dựng để làm nơi uống cà phê cho các du khách đến thăm. Điều đặc biệt của ngôi nhà chính là mái gói được lợp từ ngói của khắp nơi trên đất nước Việt Nam chứ không lấy riêng ở bất kỳ nơi nào.

Hầm bí mật bên trong quán cơm tấm Đại Hàn nổi tiếng Sài Gòn - Ảnh 9.

Tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật của đội biệt động Sài Gòn, các đồ vật xưa cũ trong thời kháng chiến chống Mỹ.

Hầm bí mật bên trong quán cơm tấm Đại Hàn nổi tiếng Sài Gòn - Ảnh 10.

Bên cạnh địa chỉ 113A Đặng Dung, ông Bình còn quản lý căn nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu. Đây là nơi có hầm bí mật giấu 2 tấn vũ khí, đã được phong tặng là Di tích lịch sử cấp quốc gia và cũng đã trở thành quán cà phê, cơm tấm để vừa kinh doanh, vừa phục vụ khách tham quan.

Minh Duy

Tin mới