Hai bố con chơi trò đóng giả bác sĩ, khả năng nhập vai đỉnh của chóp của diễn viên khiến cư dân mạng bái phục

(Tổ Quốc) - Ai cũng phải thừa nhận hai bố con đã hoàn thành xuất sắc màn diễn xuất trong vai bệnh nhân và bác sĩ với biểu cảm "như thật".

Một trong những trò chơi đứa trẻ nào cũng yêu thích ấy chính là đóng vai bác sĩ. Trẻ thích được chơi với bố, với mẹ hoặc các bạn bè cùng tuổi. Điều này phản ánh khát khao muốn trở thành người lớn và tâm lý thích bắt chước, học hỏi người lớn của trẻ.

Đôi khi chính cha mẹ cũng phải ngỡ ngàng vì khả năng bắt chước y chang người lớn của con mình. Chẳng hạn như cô bé trong câu chuyện dưới đây. Cô bé đang chơi trò đóng giả bác sĩ với bố mình. Mới khoảng 4 - 5 tuổi, cô bé nhập vai bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân là cha mình.

Hai bố con chơi trò đóng giả bác sĩ, khả năng nhập vai

Bác sĩ băng bó vết thương cho bệnh nhân hết sức chuyên nghiệp.

Hai bố con chơi trò đóng giả bác sĩ, khả năng nhập vai

Nhập vai "đâu vào đấy".

Đặt bệnh nhân nằm xuống giường, cô bé dùng gạc băng đầu và tay bệnh nhân lại giả vờ những nơi đó bị thương. Tiếp đó, cô bé dùng ống nghe kiểm tra từng bộ phận trên cơ thể bệnh nhân. Màn kịch bác sĩ còn có sự hiện diện của ống thở oxy đặt vào miệng bệnh nhân trông rất đúng cảnh bệnh viện.

Không chỉ diễn tròn vai bác sĩ mà người bố cũng rất chuyên nghiệp khi vào vai bệnh nhân bị thương. Thậm chí, bệnh nhân bố còn nằm bất động, trong khi bác sĩ con thì vạch mắt, khám tay, soi mũi... như thật. Xem xong những hình ảnh của hai bố con, cư dân mạng được phen cười lăn cười bò, để lại những bình luận hài hước:

- Bác sĩ chuyên nghiệp quá.
- Hai bố con làm tôi tỉnh táo giữa cơn ngái ngủ sáng nay.
- Chết cười, nhập vai quá.

Hai bố con chơi trò đóng giả bác sĩ, khả năng nhập vai

Hai bố con chơi trò đóng giả bác sĩ, khả năng nhập vai

Mãi đến khi "hạ màn" mới biết 2 bố con vừa diễn.

Có khi nào bố mẹ tự hỏi vì sao đột nhiên đến một giai đoạn nào đó trẻ con lại thích bắt chước đến vậy? Ở giai đoạn 3 - 5 tuổi, hành vi bắt chước phản ánh nhu cầu khám phá của trẻ. Trẻ muốn biết mọi thứ xung quanh và muốn làm được những việc mà người khác làm, không phân biệt đúng hay sai.

Hành vi bắt chước có cả mặt lợi và hại

Những đứa trẻ thích bắt chước ấy chính là những đứa trẻ thông minh, não bộ phát triển nhanh. Khi trẻ hay bắt chước, chẳng hạn như bắt chước lời nói, hành vi của người lớn... cũng là cách trẻ phát triển ngôn ngữ, trao đổi thông tin, thể hiện nhu cầu và mong muốn của bản thân... Ngoài ra việc bắt chước vẽ, cầm bút, tô màu, đóng vai bác sĩ... giúp trẻ phát triển nhận thức, tăng khả năng đọc hiểu, kiến thức về màu sắc, hình dạng...

Hai bố con chơi trò đóng giả bác sĩ, khả năng nhập vai

Có một giai đoạn trẻ rất thích bắt chước người lớn (Ảnh minh họa).

Trái lại, nếu người lớn không để ý, trẻ sẽ dễ dàng bắt chước những hành vi xấu.

Bên cạnh mặt tích cực trên, hành vi bắt chước còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Nguyên nhân là do khi trẻ sống trong môi trường mà người lớn có nhiều lời nói, hành vi xấu, trẻ sẽ dễ dàng nói leo, học theo và lặp lại các lời nói, hành động tương tự...

Chẳng hạn như khi bố mẹ nói tục, tức giận, đánh mắng con... trẻ sẽ nghĩ rằng mình cũng có quyền đánh mắng, nói tục với người khác như thế và coi đó là việc bình thường. Về lâu dài, những điều đó sẽ ảnh hưởng tới tính cách, thói quen của trẻ khi lớn lên. Vì thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý khi con đang trải qua giai đoạn nhanh nhạy, thích bắt chước để không làm tấm gương xấu cho con.

Hai bố con chơi trò đóng giả bác sĩ, khả năng nhập vai


Yên Ngọc

Tin mới