Đền Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội), ngay từ sáng sớm mùng 1 Tết đã có rất đông người dân đến làm lễ, tuy nhiên chỉ có thể vái vọng từ xa do dịch Covid-19.
Đi lễ đền chùa đầu năm là nét văn hóa của người Việt Nam nói chung và người Hà Thành nói riêng qua bao thế hệ. Người dân đến đền chùa ngày đầu năm để cầu mong gia đình hạnh phúc, công danh thành đạt.
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các đền chùa tại Hà Nội chưa mở cửa đón khách, vì vậy người dân đã sắp lễ, vái vọng từ ngoài cổng.
Người dân khi đi lễ đều tuân thủ "quy tắc 5K" phòng, chống dịch Covid-19.
Sau thời khắc giao thừa chào năm mới Nhâm Dần 2022, người dân Thủ đô chọn cách đi lễ chùa, cầu cho quốc thái dân an, tĩnh tâm, bình an cho mình và người thân.
Vẫn giữ thói quen cũ, người dân nét những tờ tiền lẻ vào khe cửa với mong ước được ban phước lộc, lộc sinh lộc để qua năm làm ăn được khấm khá hơn.
Tại chùa Trấn Quốc, người dân trong bộ áo dài, những trang phục rực rỡ đã tìm đến đây du xuân trong ngày đầu năm mới.
Năm nay chùa Trấn Quốc mở cửa cho người dân đến dâng hương cầu bình an.
Do điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên lượng người đến chùa Trấn Quốc lễ có phần giảm bớt so với mọi năm.
Tại phủ Tây Hồ (Tây Hồ, Hà Nội) sáng mùng 1 Tết Nhâm Dần, tuy không đông nghịt người như các năm trước nhưng lượng người đổ về làm lễ khá đông.
Càng về trưa, lượng người đổ về đây làm lễ mỗi lúc 1 đông.
Không được vào bên trong làm lễ, người dân sắp đồ lễ đặt trước cổng phủ để cầu bình an trong năm mới.
Người dân đặt tiền lẻ bên ngoài cổng đền, chùa.
Để hạn chế người dân tụ tập quá đông khi đi lễ, lực lượng chức năng đã trực 24/24 đồng thời căng dây để người dân không lại sát cổng Phủ Tây Hồ.
Những ngày đầu năm, hầu hết người dân Thủ đô đều cố gắng dành thời gian ghé thăm hết các chùa, đền trên địa bàn thành phố để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp.
Gia Đoàn