(Tổ Quốc) - Chiều 12/2, UBND TP Hà Nội đã có cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch COVID-19, do ông Nguyễn Đức Chung - chủ tịch UBND TP chủ trì.
Tại cuộc họp, ông Trần Thế Cương - Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm báo cáo, trên địa bàn quận có hơn 120.000 sinh viên của nhiều trường ĐH, CĐ, dạy nghề nên gặp khá nhiều vấn đề khó khăn trong công tác tác phòng, chống dịch.
Theo Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, phương đã có các tổ công tác gồm công an, tình nguyện viên, tổ trưởng dân phố, đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Tuy nhiên vẫn có những khó khăn trong việc cách ly các sinh viên.
Riêng số lượng sinh viên đến từ Vĩnh Phúc tạm trú trên địa bàn nhiều. Đáng lưu ý, có trường hợp đến từ các nơi đang có người nhiễm COVID-19 ở huyện Bình Xuyên.
Chính quyền quận Bắc Từ Liêm đề xuất các trường cho các sinh viên này nghỉ học, cách ly sinh viên đang tạm trú trên địa bàn. Cần thống nhất chủ trương cho nghỉ học với học sinh, sinh viên, vì nhiều trường ĐH vẫn cho sinh viên theo học, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch.
"Nhiều em sinh viên thường thuê trọ một mình, việc ăn ở, sinh hoạt rất khó khăn. Chúng tôi phải xuống vận động chủ nhà trọ đứng ra mua giúp đồ cho các sinh viên cách ly ở đây", ông Cương nêu.
Đại diện UBND quận Nam Từ Liêm cũng báo cáo, hiện trên địa bàn còn phải giám sát, theo dõi 79 người, trong đó có cả người Trung Quốc và người Việt Nam.
Về phương án phòng chống dịch, đại diện quận này cũng đề xuất có hướng dẫn, quan tâm tới sinh viên đến từ vùng có dịch bệnh như Vĩnh Phúc, các tỉnh biên giới phía Bắc.
Sau khi nghe các báo cáo, đề xuất từ các ban nghành, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, phải tuyên truyền, vận động để người dân.
Ông Chung kết luận: "Không kỳ thị với người nước ngoài, không kỳ thị với sinh viên các tỉnh giáp biên giới, các sinh viên đến từ Vĩnh Phúc. Cần tuyên truyền thực hiện tốt việc cách ly tại cộng đồng.
Đây là giải pháp tốt nhất để bảo vệ chính bản thân những người bị cách ly và gia đình họ, và có trách nhiệm với cộng đồng. Thực hiện các biện pháp nhẹ nhàng chứ không thực hiện quá mức cần thiết, nhưng đảm bảo nghiêm túc", ông Chung nói.
Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 17h, ngày 12/02/2020, thế giới đã ghi nhận 45.171 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Riêng tại Trung Quốc đã ghi nhận 44.653 trường hợp mắc tại 31/31 tỉnh, thành phố. Tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ khác ngoài Trung Quốc đã ghi nhận 518 trường hợp mắc.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 12/02/2020 đã ghi nhận 15 trường hợp mắc, trong đó số trường hợp bệnh đang điều trị: 08; số trường hợp khỏi bệnh: 07; số trường hợp nghi ngờ đã loại trừ: 758; số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly: 82. Tổng số mẫu đã xét nghiệm cộng dồn: 886 (trong đó: số mẫu dương tính: 15, số mẫu âm tính: 871).
Bộ Y tế đã triển khai các hoạt động bao gồm: thành lập Tổ công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của vi rút corona để hỗ trợ địa phương về hoạt động phòng chống dịch; xây dựng kế hoạch tập huấn về giám sát, chẩn đoán, cách ly và xử lý môi trường cho toàn bộ cán bộ y tế của tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 13/02/2020; cử đội đáp ứng nhanh của Bộ Y tế thường trực tại Vĩnh Phúc hỗ trợ hoạt động dự phòng và kiểm soát bệnh dịch tại địa phương.
"Chúng tôi dùng cả biện pháp xử phạt nhưng rất khó", đại diện UBND huyện nói.
Vị này nói thêm, trên địa bàn huyện có 15 sinh viên ở Vĩnh Phúc về theo học tại ĐH Sư phạm thể dục thể thao. Huyện đề xuất cho các sinh viên này tiếp tục nghỉ học.
"Đề nghị thành phố làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc xem xét khoanh vùng, cách ly các trường hợp ở vùng có dịch, có nguy cơ lây nhiễm cao", vị này nói.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, với các sinh viên đến từ Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) hiện chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế, nhưng nếu trường hợp nào phát hiện ho, sốt thì đưa xuống khu cách ly của thành phố.
>>> Ho sốt là một trong những dấu hiệu bị nhiễm virus corona. Click ngay vào đây để biết đầy đủ về kiến thức và cẩm nang phòng virus corona.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, phải tuyên truyền, vận động để người dân "không kỳ thị với người nước ngoài, không kỳ thị với sinh viên các tỉnh giáp biên giới, các sinh viên đến từ Vĩnh Phúc".
"Cần tuyên truyền thực hiện tốt việc cách ly tại cộng đồng. Đây là giải pháp tốt nhất để bảo vệ chính bản thân những người bị cách ly và gia đình họ, và có trách nhiệm với cộng đồng.
Thực hiện các biện pháp nhẹ nhàng chứ không thực hiện quá mức cần thiết, nhưng đảm bảo nghiêm túc", ông Chung nêu rõ.
Trước đó, tại cuộc họp, đại diện Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, hiện nay, lực lượng chức năng đang tạm giữ gần 600.000 chiếc khẩu trang, trong đó, có khẩu trang nhập khẩu từ Nhật, Nga...
Vị này thông tin, ngày 11/2, lực lượng quản lý thị trường đã tạm giữ 140.000 khẩu trang do trong nước sản xuất nhưng không có giấy tờ.
"Chúng tôi đã tịch thu nên nếu các cơ quan chức năng thẩm định được nơi sản xuất, chất lượng thì nên sung vào công quỹ, sử dụng cho các trường học trong thời gian sắp tới", đại diện Quản lý thị trường kiến nghị.
Về nội dung này, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Sở Y tế ngay lập tức phối hợp, đánh giá chất lượng 600.000 chiếc khẩu trang đã tịch thu.
"Cần phân loại cái nào hàng giả, cái nào hàng đảm bảo chất lượng để sung vào công quỹ. Có thể sắp tới phát miễn phí khẩu trang này cho học sinh các trường", ông Chung nhấn mạnh.
MINH NGỌC