Giải đáp những thắc mắc liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay

(Tổ Quốc) - Giới chuyên gia đầu ngành đã dành thời gian trả lời những vấn đề được người dân khá quan tâm trong thời gian qua liên quan đến việc tiêm phòng Covid-19.

Tiêm phòng Covid-19 hiện nay được coi là giải pháp hàng đầu giúp ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả, đáp được mong muốn cuộc sống trở về bình thường như xưa của mọi người dân. Mặc dù vậy, không phải ai cũng đủ tiêu chuẩn tiêm vắc-xin Covid-19. Trong khi đó lại có không ít người có cơ hội tiêm chủng nhưng còn băn khoăn chưa dám đi tiêm.

Dưới đây là những vấn đề được người dân khá quan tâm trong thời gian qua liên quan đến việc tiêm phòng Covid-19, được chuyên gia đầu ngành trả lời:

1. Người mắc bệnh gút có tiêm phòng Covid-19 được không?

Theo BS Trương Hữu Khanh (trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1), người mắc bệnh gout (hay bệnh gút) hoàn toàn có thể tiêm phòng vắc-xin Covid-19 như những người khác. 

Xem câu trả lời đầy đủ TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 2.

2. Người đang dùng kháng sinh có nên tiêm phòng vắc-xin Covid-19?

Theo PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), nên dùng hết đợt thuốc kháng sinh điều trị bệnh, sau đó hãy nên đi tiêm phòng Covid-19 cũng không quá muộn. 

Xem câu trả lời đầy đủ TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 4.

3. Người có tiền sử dị ứng có nên tiêm phòng vắc-xin Covid-19?

PGS. TS Lê Thị Thanh Xuân (Trưởng phòng Tiêm chủng, Đại học Y Hà Nội) cho biết, theo quy định của Bộ Y tế, những người có tiền sử dị ứng vẫn có thể tiêm vắc-xin Covid-19. Tuy nhiên, những trường hợp có tiền sử dị ứng phải tiêm vắc-xin Covid-19 tại cơ sở bệnh viện. 

Xem câu trả lời đầy đủ TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 6.

4. Người bị viêm gan B hoặc viêm gan C có nên tiêm phòng Covid-19?

Theo PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh (Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc Sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), điều này còn phụ thuộc vào việc bạn có đang trong thời gian điều trị virus gây bệnh viêm gan B hay viêm gan C không. 

Xem câu trả lời đầy đủ TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 8.

5. Nhóm đối tượng nào cần cẩn thận khi tiêm vắc-xin Covid-19?

PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh chia sẻ, những người lớn tuổi cần cẩn thận khi tiêm vì họ thường mắc nhiều bệnh. Chỉ khi những bệnh của họ phải được điều trị ổn định, không đang trong giai đoạn cấp hay điều trị một bệnh lý nào khác... thì mới được cân nhắc xem xét đủ điều kiện tiêm được hay chưa. 

Xem câu trả lời đầy đủ TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 10.

6. Nhóm đối tượng nào không được tiêm phòng Covid-19?

Theo PGS. TS Hoàng Bùi Hải, những người đầu tiên không nên tiêm vắc-xin Covid-19 là những người phản vệ với vắc-xin. 

Xem thêm các đối tượng khác TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 12.

7. Người bị bệnh cao huyết áp có nên tiêm vắc-xin Covid-19 không?

Theo BS Trương Hữu Khanh, người dân được tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì nên tiêm càng sớm càng tốt, đừng kén chọn vắc xin hay lo ngại, trì hoãn tiêm. Bệnh nhân cao huyết áp cũng vậy. 

Xem câu trả lời chi tiết TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 14.

8. Bệnh nhân tiểu đường có nên tiêm phòng vắc-xin Covid-19?

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng (Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM), người có bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, hen suyễn, ung thư… cần thiết được tiêm phòng vắc-xin Covid-19. 

Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 16.

9. Mắc u nang lành tính, cao huyết áp nhẹ có được tiêm phòng Covid-19?

BS Trương Hữu Khanh trả lời, mắc u lành và cao huyết áp ở mức nhẹ, cả hai bệnh lý này đều không trong quá trình điều trị bệnh ở hiện tại tức là tình trạng sức khỏe hoàn toàn đạt yêu cầu để tiến hành tiêm phòng Covid-19. 

Xem câu trả lời chi tiết TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 18.

10. Mắc bệnh phụ khoa có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

BS Trương Hữu Khanh trả lời, chị em phụ nữ cũng có thể tiêm phòng vắc-xin Covid-19 như bình thường. Nếu bạn có cơ hội được tiêm vắc-xin Covid-19, tốt nhất nên tận dụng. 

Xem chi tiết câu trả lời TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 20.

11. Phụ nữ mang thai có phải là nhóm đối tượng không được tiêm Covid-19?

BSCKII Hoàng Quốc Tưởng (giảng viên bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Nhi Đồng 2) khẳng định, hiện nay, nhóm đối tượng phụ nữ mang thai đang trong thời gian trì hoãn tiêm phòng Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế. 

Xem câu trả lời đầy đủ TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 22.

12. Phụ nữ cho con bú có tiêm phòng Covid-19 được không?

Theo BSCKII Hoàng Quốc Tưởng, phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể tiêm vắc-xin Covid-19 bình thường. 

Xem chi tiết câu trả lời TẠI ĐÂY.


Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 24.

13. Sau khi đi tiêm vắc-xin Covid-19, phụ nữ cho con bú có cần vắt bỏ sữa không?

Theo BSCKII Hoàng Quốc Tưởng, phụ nữ đang cho con bú sau khi tiêm phòng Covid-19 trở về vẫn cho con bú bình thường và không cần vắt bỏ sữa đi. 

Xem chi tiết câu trả lời TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 26.

14. Tiêm vắc-xin Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không?

Theo BS Nguyễn Ngọc Chiến (Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City), tiêm vắc-xin Covid-19 không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 

Xem câu trả lời đầy đủ TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 28.

15. Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, chị em phụ nữ có cần kiêng có thai hay không?

Theo BS Nguyễn Ngọc Chiến, sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, nếu bạn đang mong có con thì cứ thực hiện kế hoạch có con bình thường, không cần kiêng có thai vì vắc-xin an toàn, không đi qua nhau vào thai. 

Xem câu trả lời đầy đủ TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 30.

16. Chuẩn bị làm thụ tinh ống nghiệm thì có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

BS Nguyễn Ngọc Chiến cho rằng, nếu bạn đang có kế hoạch làm thụ tinh ống nghiệm như chọc hút trứng, chuyển phôi trữ sau khi dịch lắng xuống vẫn yên tâm tiêm vắc-xin Covid-19 được. 

Xem câu trả lời chi tiết TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 32.

17. Đang trong quá trình điều trị hiếm muộn thì có thể tiêm vắc-xin Covid-19 luôn được không?

Theo BS Chiến, đối với những trường hợp đang trong quá trình điều trị hiếm muộn, các bạn nên tạm hoãn chu kỳ điều trị để tiêm phòng vắc-xin Covid-19 chứ không thực hiện song song cùng lúc. 

Xem câu trả lời chi tiết TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 34.

18. Trước khi tiêm vắc-xin Covid-19 cần làm gì?

PGS.TS Hoàng Bùi Hải đưa ra lời khuyên: Trước khi tiêm vaccine COVID-19, mọi người cần trung thực trong khâu sàng lọc và nên khai báo thật cụ thể. 

Ngoài ra còn có những việc cần làm khác TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 36.

19. Sau tiêm vắc-xin Covid-19 nên làm gì?

PGS.TS Lê Thị Thanh Xuân (Trưởng phòng tiêm chủng, ĐH Y Hà Nội), cho biết, sau khi tiêm, mọi người không cần phải cách ly, nếu không quá mệt thì có thể đi làm bình thường. 

Xem câu trả lời đầy đủ TẠI ĐÂY.

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 38.

20. Sau khi tiêm phòng Covid-19 có nên tắm không?

BS Trương Hữu Khanh cho biết, sau tiêm phòng vắc-xin Covid-19, người dân có thể trở về nhà sau 30 phút sau tiêm tại nơi tiêm chủng mà không có bất cứ triệu chứng bất thường nào. Sau đó khoảng 3-4 tiếng, bạn có thể tắm bình thường để làm sạch cơ thể. 

Xem câu trả lời chi tiết TẠI ĐÂY

Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 40.

vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em

Bác sĩ Nguyễn Đình Liên (chuyên gia nam học tại Bệnh viện E) trả lời: Sau khi tiêm vaccine COVID-19, mọi người có xu hướng cố gắng lắng nghe cơ thể để nhận biết các phản ứng bất thường sau tiêm, có lẽ chính tâm lý e ngại này đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu làm "chuyện ấy" của nhiều người. Thực tế, việc có cần kiêng chuyện ấy sau tiêm vaccine hay không?

Xem câu trả lời chi tiết TẠI ĐÂY

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 42.

Bị sốt sau tiêm phòng Covid-19, tôi có thể hạ sốt bằng cách nào?

BS Lê Tiến Huy (Viện phó Viện Khoa học Công nghệ Y dược) cho biết: Nếu bị sốt < 38,5 độ C, bạn sử dụng phương pháp hạ sốt vật lý: Dùng khăn ẩm nhúng nước ấm vắt khô, lau lên trán nách, cẳng-bàn tay, cẳng- bàn chân.

Trong trường hợp bị sốt > 38,5 độ C, bạn dùng...

Xem câu trả lời chi tiết TẠI ĐÂY

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 44.

Đang dùng thuốc điều trị tuyến giáp, tôi có tiêm phòng Covid-19 được không?

BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) trả lời: Người mắc bệnh tuyến giáp hay mắc bất cứ bệnh lý nền nào khác đều cần thiết tiêm vắc-xin Covid-19 và nên chích ngừa ngay khi có cơ hội. Bệnh tuyến giáp là bệnh suy giảm sự trao đổi chất và hoạt động của nội tiết tố...

Xem câu trả lời chi tiết TẠI ĐÂY

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 46.

Uống nước cam sau khi tiêm phòng Covid-19 có tốt không?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện phó Viện dinh dưỡng quốc gia) cho biết: Sau tiêm vắc-xin Covid-19, cơ thể bạn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như lên cơn sốt, dẫn đến mất nước, cần uống nước liên tục để bù lượng nước bị mất. Uống nước trái cây tươi bổ sung như nước cam cũng rất tốt để tăng cường miễn dịch, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Xem câu trả lời chi tiết TẠI ĐÂY

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 48.

Có nên ăn trứng sau khi tiêm phòng Covid-19?

BS Wynn Huỳnh Trần (Trung tâm y khoa – Wynn Medical Center) trả lời: 

Muốn cơ thể được tăng cường miễn dịch, giảm những triệu chứng khó chịu sau tiêm, trước tiêm vắc-xin Covid-19, bạn cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin D như trứng. 

Xem câu trả lời chi tiết TẠI ĐÂY

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 50.

Sau khi tiêm phòng Covid-19, tôi có nên tắm không?

BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) trả lời như sau: Sau tiêm phòng vắc-xin Covid-19, người dân có thể trở về nhà sau 30 phút sau tiêm tại nơi tiêm chủng mà không có bất cứ triệu chứng bất thường nào. Sau đó khoảng 3-4 tiếng, bạn có thể tắm bình thường để làm sạch cơ thể. Chú ý cần tắm bằng nước ấm để thư giãn đầu óc, giảm đau nhức, mệt mỏi... 

Xem câu trả lời chi tiết TẠI ĐÂY

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến tiêm phòng COVID-19 đang được quan tâm nhất hiện nay - Ảnh 52.

TH

Tin mới