Giá rau củ thực phẩm ở Sài Gòn tăng mạnh, chợ truyền thống chuyển hướng bán online

(Tổ Quốc) - Giá thực phẩm tươi sống và rau củ quả tại thành phố Hồ Chí Minh có chiều hướng tăng mạnh. Nhiều chợ truyền thống lớn cũng chuyển sang bán online giúp người dân ngồi ở nhà vẫn chọn đầy đủ nguyên liệu tươm tất cho ba bữa cơm hàng ngày.

Rau củ quả "quay đầu" tăng giá

Tính đến cuối ngày 7/7, rất nhiều mặt hàng thực phẩm và rau củ quả tại thành phố Hồ Chí Minh có chiều hướng tăng giá.

Cụ thể, giá rau cải xanh, cải ngọt được bán giá 30.000 đồng/kg tăng thêm 20.000 đồng/kg so với tuần trước, rau mùng tơi 35.000 đồng/kg tăng 10.000 đồng/kg, bắp cải trắng 40.000 đồng/kg tăng 20.000 đồng/kg, cà chua Đà Lạt 25.000 đồng/kg tăng 5000 đồng/kg, cà rốt Đà Lạt 23.000 đồng/kg tăng 3000 đồng/kg, rau muống 15.000 đồng/kg tăng 2000 đồng/kg...

Giá các loại thịt cũng có chiều hướng tăng: Sườn non lên mức 180.000-200.000 đồng/kg thay vì 170.000 như trước; ba rọi 150.000-160.000 đồng/kg, nạc vai 130.000-140.000 đồng/kg.

Giá thủy hải sản tại các siêu thị nhìn chung ổn định hơn. Tôm càng xanh 260.000 đồng/kg, cá rô phi 35.000 đồng/kg, cá điêu hồng 45.000 đồng/kg, lươn loại 1 giá 240.000 đồng/kg, lươn loại 2 giá 180.000 đồng/kg, ếch nuôi giá 55.000 đồng/kg. Cá hồi tươi 450.000 đồng/kg, cua thịt 320.000 đồng/kg...

Giá các loại rau củ quả, thực phẩm tươi sống tại Sài Gòn tăng. Ảnh minh họa.

Đến thời điểm này, các hệ thống bán lẻ lớn như Saigon Co.op (hệ thống Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food), Central (hệ thống Big C, Go!), Satra (hệ thống cửa hàng Satra Food, siêu thị Sài Gòn, VinMart, VinMart , Lotte Mart, MM Mega Market... đều đã chuẩn bị lượng thực phẩm tươi sống, rau củ quả, hàng thiết yếu tăng gấp 3- 5 lần để dự trù cho tình huống lượng mua sắm của người dân tăng cao trong những ngày tới khi nhiều chợ truyền thống đóng cửa.

Trong cuộc họp chiều 7/7, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cũng khẳng định thành phố không lo thiếu thực phẩm. Người dân không nên vì tâm lý tích trữ mà tập trung đi siêu thị quá đông, ảnh hưởng tới công tác phòng, chống dịch.

Hàng loạt chợ truyền thống ở Sài Gòn chuyển hình thức online "ship đến tận giường" cho khách trong mùa dịch

Nhiều người dân tại Sài Gòn đang quen dần với cách mua sắm online, dịch vụ đi chợ hộ thay vì mua hàng trực tiếp để tránh chỗ đông người. Điều này tới từ việc các khu chợ phải tạm ngưng hoạt động nhằm phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho cả tiểu thương và khách.

Thay vào đó, những người bán hàng hoặc quản lý khu chợ đã chuyển sang chế độ bán hàng online linh hoạt hơn, đảm bảo nhu cầu mua sắm và cung cấp hàng hóa diễn ra.

Chợ Phùng Hưng ở quận 5 cũng đã vận động toàn bộ thương nhân và khách hàng mua bán các loại hàng hóa thực phẩm bằng hình thức online. Cách thức đặt hàng khá đơn giản, người mua có thể liên hệ trực tiếp tới thương nhân hoặc qua số điện thoại của ban quản lý. Tất cả phương thức liên hệ đều được cung cấp đầy đủ.

Ngoài ra, cách thức giao hàng người mua có thể lựa chọn 2 phương án. Phương án 1 là giao hàng qua xe ôm công nghệ. Phương án 2 là qua xe ôm tại chợ, phương thức liên lạc với xe ôm cũng được cung cấp rất rõ.

Hàng loạt chợ truyền thống ở Sài Gòn chuyển hình thức online

Cách bán hàng qua chế độ online của chợ Phùng Hưng quận 5. Ảnh chụp màn hình.

Ngoài Phùng Hưng các khu chợ khác như chợ Thực phẩm An Đông, chợ Hà Tôn Quyền, chợ Xã Tây ở quận 5 cũng đã áp dụng hình thức bán hàng online tại nhà như thế.

Hàng loạt chợ truyền thống ở Sài Gòn chuyển hình thức online

Hầu hết các khu chợ truyền thống ở quận 5 như Phùng Hưng, Hà Tôn Quyền, Xã Tây đều đã áp dụng phương thức bán và mua hàng online như thế này. Ảnh chụp màn hình.

Còn nếu bạn đang sống ở phường Tân Phú thì phương thức đi chợ online cũng rất đơn giản, nhanh chóng. Cách liên lạc để mua hàng tại siêu thị Bách hóa xanh với phương thức liên hệ cụ thể.

Hàng loạt chợ truyền thống ở Sài Gòn chuyển hình thức online

Ảnh chụp màn hình.

Ngoài liên hệ trực tiếp đặt hàng, nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống trên khu vực Sài Gòn cũng thành lập gian hàng bán online trên nền tảng giao hàng thương mại điện tử.

Tại ngôi chợ mang tính biểu tượng của Sài Gòn là chợ Bến Thành (quận 1, TP HCM) hiện có 25 tiểu thương tham gia bán hàng trên GrabMart, trong đó đa số là những chủ sạp có thâm niên khoảng 30 năm. 

Ảnh minh họa.

Mai Thùy

Tin mới