Gen chồng quá mạnh, vợ lại nhỏ nhắn, con sinh ra quá dài khiến mẹ bị gãy cả xương cụt, phải chịu di chứng suốt 2 năm

(Tổ Quốc) - Con trai cô hưởng gen di truyền chiều cao vượt trội từ bố nên ngay từ lúc mới sinh ra đã khiến mọi người choáng váng.

Người ta thường nói "cửa sinh như cửa tử", khi người mẹ chuyển dạ, họ phải đối mặt với những nỗi đau khủng khiếp khó ai có thể tưởng tượng được. Họ chấp nhận, đánh đổi, chịu đựng tất cả mọi thứ chỉ mong con mình được chào đời bình an. Để làm được những điều này, có lẽ duy nhất người mẹ mới dám chịu đựng được. Trong quá trình chuyển dạ, rất khó tránh khỏi những tai nạn, biến chứng xảy ra, đặc biệt có một số tình huống nguy hiểm như trong trường hợp sau đây.

Vợ 1m55, chồng 1m9, người mẹ gặp biến chứng khi sinh con

Sharmin Brunell (21 tuổi) ở Los Angeles, Mỹ là một bà mẹ trẻ thường xuyên chia sẻ cuộc sống hôn nhân của mình lên TikTok. Trang cá nhân của cô có hơn 64.000 người theo dõi. Gần đây, trong một video cô tiết lộ trải nghiệm đáng nhớ của mình khi sinh con trai.

Sharmin cho biết, mình chỉ cao 1m55, nhưng chồng lại cao tới 1m9. Cô mang thai đứa con đầu lòng năm 19 tuổi và rất vất vả để cậu bé Amare chào đời bình an.

sinh con - Ảnh 1.

Amare vừa mới chào đời đã có chiều dài quá khủng.

Mặc dù chiều cao chênh lệch của Sharmin và chồng khiến mọi người không khỏi ngạc nhiên, nhưng cô chưa bao giờ tưởng tượng được rằng, gen của chồng lại quá "quyền lực" như vậy, đến nỗi con trai vừa mới chào đời đã dài 56cm, trong khi hầu hết các đứa trẻ khác chỉ dài 50cm.

Thậm chí cậu bé này là một số ít những đứa bé sơ sinh đặc biệt ngay khi chào đời, cứ 100 đứa trẻ thì cậu bé đã cao hơn 99 đứa.

Gen chồng quá mạnh, vợ lại nhỏ nhắn, con sinh ra quá dài khiến mẹ bị gãy cả xương cụt, phải chịu di chứng suốt 2 năm - Ảnh 2.

2 tuổi, cậu bé đã mặc đồ cho trẻ lên 5.

Theo lời kể của Sharmin, cậu bé Amare 2 tuổi đã mặc quần áo dành cho trẻ lên 5.

Bên cạnh đó, Sharmin còn tiết lộ rằng, vì con trai quá dài trong khi cơ thể của mình lại nhỏ nhắn nên phải gánh chịu nhiều biến chứng trong quá trình sinh nở. Thậm chí để con trai chào đời thuận lợi, cô đã cắn răng chịu đựng những cơn đau khủng khiếp, đến mức bị gãy cả xương cụt.

Gen chồng quá mạnh, vợ lại nhỏ nhắn, con sinh ra quá dài khiến mẹ bị gãy cả xương cụt, phải chịu di chứng suốt 2 năm - Ảnh 3.

2 vợ chồng có chiều cao chênh lệch.

Trên thực tế, trường hợp bị đau xương cụt thường thấy sau khi sinh con, nhưng gãy xương cụt thì cực kỳ hiếm gặp.

Mặc dù cơ thể của cậu bé Amare quá dài nhưng Sharmin cho rằng, tư thế sinh ban đầu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cô bị gãy xương cụt. Cô nói: "Khi sinh con, tôi nằm ngửa, nhưng tôi nghĩ tư thế này không thuận lợi cho bản thân lúc chuyển dạ. Hầu hết các bác sĩ đều bắt bạn nằm ở tư thế này vì nó thuận tiện cho họ".

Về vấn đề này, theo Deena Blumenfeld, một chuyên gia trong vấn đề sinh nở được chứng nhận Lamaze (LCCE) và là thành viên của trường Đại học Giáo dục Sinh sản Hoa Kỳ (FACCE) cho biết: "Nếu người mẹ có tiền sử từng gãy xương cụt trước đó, hoặc em bé quá lớn mới dẫn tới biến chứng này khi sinh nở. Phụ nữ có nguy cơ bị gãy xương cụt không nên nằm ngửa khi rặn đẻ".

Deena Blumenfeld nói thêm rằng: "Những tư thế bán ngồi, ngả lưng, người mẹ vẫn đang tạo áp lực lên xương cụt, có thể làm giảm khả năng vận động tự nhiên của khớp và làm tăng áp lực. Thay vào đó, phụ nữ khi sinh con nên ở trong tư thế đứng thẳng, nghiêng về phía trước như đứng hoặc ngồi xổm sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Nếu một em bé không ở trong vị trí lý tưởng lúc chuyển dạ có thể gây ra chấn thương xương cụt cho người mẹ. Tuy nhiên, điều này có thể tránh được đối với những người mẹ thường hay di chuyển trong quá trình mang thai".

Sharmin cho biết mình đã chịu những di chứng từ việc gãy xương cụt trong suốt 2 năm. Khoảng thời gian dài này, cô thường xuyên chịu đựng những cơn đau khủng khiếp.

Nguồn: Ettoday, Dailymail

PHAN HIỀN

Tin mới