Em gái đang ăn thì khóc nức nở, cô chị bảo mẹ "Không cần bận tâm, em chỉ giả vờ thôi!" và tiết lộ lý do đầy bất ngờ

(Tổ Quốc) - Trong khi người mẹ lo lắng vội vàng đứng dậy xem vì sao con út khóc thì con gái lớn hết sức bình tĩnh, thậm chí còn kéo mẹ ngồi lại yên vị trí.

Trẻ em là những thiên thần nhỏ ngây thơ và vô cùng đáng yêu, nhưng chúng cũng có năng khiến diễn xuất bẩm sinh. Vì thế, có quan niệm cho rằng không nên ôm ngay khi trẻ khóc bởi hành động này có thể khiến bé trở nên nhõng nhẽo, hơi tí là lấy tiếng khóc ra để ăn vạ người lớn.

Cách đây không lâu, câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội về gia đình 2 con ở Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm của nhiều người. Gia đình này có 2 chị em gái, chị lớn khoảng 7 - 8 tuổi còn em gái khoảng chừng 2 - 3 tuổi. Hôm ấy, cả nhà đang ăn cơm thì đứa em út bỗng khóc toáng lên. Người mẹ thấy thế vội vàng đứng dậy để xem con gái út làm sao. Nhưng cô chị vô cùng bình tĩnh, vội kéo mẹ ngồi xuống ăn tiếp và nói: "Em chỉ giả vờ thôi, em giả vở khóc để mẹ bế em đấy, mẹ mặc kệ đi".

Em gái đang ăn thì khóc nức nở, cô chị bảo mẹ "Không cần bận tâm, em chỉ giả vờ thôi!" và tiết lộ lý do đầy bất ngờ - Ảnh 1.

Đứa trẻ đang ăn bỗng khóc toáng lên.

Người mẹ nghe con gái lớn nói vậy đã vô cùng ngạc nhiên. Rõ ràng đứa nhỏ mặt đang đầy nước mắt, tỏ vẻ không hề ổn chút nào. Sau đó, người mẹ đã hỏi con gái lớn tại sao lại nói em giả vờ như vậy. Cô chị thản nhiên trả lời rằng đó là kinh nghiệm của con! Cô bé nói ngày xưa đã từng như thế mỗi khi muốn mẹ bế hoặc mẹ ôm.

Em gái đang ăn thì khóc nức nở, cô chị bảo mẹ "Không cần bận tâm, em chỉ giả vờ thôi!" và tiết lộ lý do đầy bất ngờ - Ảnh 2.

Cô chị đã dựa vào kinh nghiệm của bản thân và kết luận em chỉ khóc giả vờ thôi!

Cư dân mạng nghe đến đây cũng hết sức bất ngờ. Song nhiều ý kiến cho rằng trẻ em sẽ hiểu nhau rõ nhất nên chắc chắn việc cô chị nói là có cơ sở "Hẳn bé phải cảm nhận được gì ở em thì mới nói thế". Bên cạnh đó, một số người cũng đưa ra suy nghĩ "Trẻ em vốn là những thiên tài diễn xuất mà", "Đúng là có lúc bọn trẻ hay khóc giả vở lắm nhưng cũng nên để ý tìm hiểu thực hư xem chúng khóc vì lý do gì"...

Các chuyên gia tâm lý cho biết trẻ em thường sử dụng tiếng khóc để đạt được một mục đích nào đó nên nhiều khi trẻ khóc không phải vì đói, vì khát, vì ngã đau... mà đơn giản là để đòi mẹ. Người mẹ muốn biết con khóc thật hay giả phải quan sát xem con có chảy nước mắt không, cảm xúc của bé thế nào và tìm hiểu nhu cầu của trẻ lúc đó.

Trẻ khóc thường vì một số lý do sau đây:

1. Biểu đạt nhu cầu thể chất

Còn nhỏ, trẻ chưa biết nói nên khi đói, khi khát, khi buồn ngủ hoặc khi khó chịu vì bỉm ướt, chúng sẽ khóc để biểu đạt nhu cầu của mình cho người lớn biết. Trong trường hợp này, miễn là được cha mẹ đáp ứng nhu cầu kịp thời, trẻ sẽ nín khóc ngay lập tức.

Em gái đang ăn thì khóc nức nở, cô chị bảo mẹ "Không cần bận tâm, em chỉ giả vờ thôi!" và tiết lộ lý do đầy bất ngờ - Ảnh 4.

Trẻ khóc vì nhiều lý do nhưng đôi khi là giả vở.

2. Thu hút sự chú ý của người lớn để có được cảm giác an toàn

Nhiều người mẹ phàn nàn rằng rõ ràng là con mình đang ngủ say sưa rồi, nhưng hễ mẹ đứng dậy đi chỗ khác là bé sẽ tỉnh giấc và khóc. Tiếng khóc trong trường hợp này là biểu hiện của cảm giác bất an, trẻ muốn có mẻ ở bên để thấy an toàn. Lớn hơn một chút, trẻ sẽ thường xuyên giả vờ khóc để được ở bên bố mẹ thường xuyên.

3. Trẻ khóc để người lớn thỏa mãn mong muốn của chúng

Khi trẻ bắt đầu hình thành ý thức, bé sẽ có những mong muốn và suy nghĩ của riêng mình. Nếu bố mẹ không đáp ứng, trẻ sẽ khóc để "đe dọa" bố mẹ, nhằm được thỏa mãn mong muốn của bản thân. Chẳng hạn trẻ đòi nghịch tivi mà không được cho phép, khi ấy chúng sẽ khóc.

Trong quá trình nuôi con, bố mẹ sẽ thấy trẻ khóc giả vở rất thường xuyên. Nhưng đừng lo lắng, những đứa trẻ như vậy được cho là thông minh, trí tuệ cảm xúc cao, khả năng quan sát tốt. Song song với đó, cha mẹ nên hướng dẫn, điều chỉnh cảm xúc cho con kịp thời, nếu không trẻ sẽ trở nên ích kỉ, hay khóc lóc, ăn vạ và đòi hỏi.

MM

Tin mới