Đúng ngày con đầy tháng, mẹ chồng nói một câu khiến nàng dâu "rớt nước mắt", nhìn mâm cơm càng chua chát

(Tổ Quốc) - Hội chị em nhìn vào ai nấy đều cảm thấy xót xa thay cho bà mẹ bỉm sữa vì câm cơm đúng chuẩn "cơm thừa canh cặn" này.

Thông thường, chị em phụ nữ trong thời kỳ ở cữ sẽ được các thành viên trong gia đình tận tình chăm sóc, đặc biệt là chuẩn bị những bữa cơm ngon lành, đủ chất dinh dưỡng để mẹ hồi phục sức khoẻ, có đủ sữa giúp con mạnh khoẻ.

Thế nhưng, không phải mẹ bỉm nào cũng may mắn nhận được sự chăm sóc chu đáo ấy. Như chị Phạm Bình, một bà mẹ bỉm sữa đến từ Hải Dương mới đây đã lên mạng than thở về tình cảnh của mình.

Dẫu biết không phải chuyện gì cũng có thể lên mạng kể lể, nhưng khi nhìn mâm cơm nhà chồng để phần mỗi ngày thế này, không nói ra thì ai thấu được nỗi khổ của mẹ bỉm sữa?

Đúng ngày con đầy tháng, mẹ chồng nói một câu khiến nàng dâu rớt nước mắt, nhìn mâm cơm cả nhà để phần lại càng chua chát - Ảnh 1.

Nàng dâu lên mạng kể khổ vì quá ấm ức trước cách đối xử của mẹ chồng

Chuyện là, chị Bình đã sinh em bé được tròn một tháng. Tháng đầu ở cữ, chị được miễn nhiệm vụ nấu cơm cho cả nhà, mẹ bỉm sữa không ăn riêng mà ăn chung mâm với mọi người.

Thế nhưng mỗi bữa, bố mẹ chồng cùng chồng chị Bình thường ăn cơm trước. Mẹ bỉm sữa sau khi dỗ con hoặc ấp con ngủ xong mới xuống bếp ăn cơm.

"Đến bữa cả nhà thường ăn xong hết mình mới ăn, cũng bình thường thôi vì mình bận con nhỏ thì không thể đúng giờ giấc ngồi cùng cả nhà được. 

Nhưng nhiều hôm mình nhìn mâm cơm mẹ chồng để phần mà ngao ngán. Mấy cái bát ăn dở chồng lên nhau để ở một góc mâm, thức ăn thừa vẫn còn nguyên bên trong bát. Đũa thìa dùng rồi cũng để đấy.

Phần thức ăn "để phần" cũng không khá khẩm hơn. Đĩa cá còn chỏng chơ một con, bát canh cũng không còn gì để ăn, nhìn đúng thật là cơm thừa canh cặn" - Chị Bình chia sẻ.

Đúng ngày con đầy tháng, mẹ chồng nói một câu khiến nàng dâu rớt nước mắt, nhìn mâm cơm cả nhà để phần lại càng chua chát - Ảnh 2.

Đúng ngày con đầy tháng, mẹ chồng nói một câu khiến nàng dâu rớt nước mắt, nhìn mâm cơm cả nhà để phần lại càng chua chát - Ảnh 3.

Mâm cơm "chẳng còn gì để ăn" mà nhà chồng để phần khiến mẹ bỉm nghẹn ngào

Chưa kể, hôm nào cũng như hôm nào, bên cạnh mâm cơm vương vãi là một chậu bát đũa bẩn cả nhà đã ăn xong, chất cao đợi nàng dâu dọn luôn một thể.

Quá tủi thân, nàng dâu này mới lên mạng than thở. Chị Bình cũng nói thêm, chuyện này diễn ra rất nhiều lần. 

Do con còn nhỏ, chị thường ăn cơm sau cả nhà và mẹ chồng thường xuyên cho ăn cơm thừa tương tự mâm cơm này.

Đúng ngày con đầy tháng, mẹ chồng nói một câu khiến nàng dâu rớt nước mắt, nhìn mâm cơm cả nhà để phần lại càng chua chát - Ảnh 4.

Bên cạnh mâm "cơm thừa" luôn có chồng bát đĩa bẩn đợi sẵn

Chuyện chưa dừng lại ở đó, đúng hôm cháu nội đầy tháng, mẹ chồng chị còn nói một câu khiến nàng dâu "đứng hình":

"Hôm vừa đầy tháng con mình, mẹ chồng bảo: "Rồi nhé, hết cữ rồi, dậy làm việc nhà được rồi đó!"

Nghe xong tủi thân cực kỳ, như thể bà chỉ đợi ngày con mình đầy tháng để mình làm việc nhà thôi, cảm giác cả nhà chồng xem con dâu như người ở vậy.

Trong khi dù ở cữ nhưng mình vẫn rửa bát sau khi ăn, thức đêm thức hôm chăm con thì không ai quan tâm.

Mình cũng xác định ra tháng là dậy làm việc nhà, cơm nước giặt giũ chứ ai làm cho, chỉ là bà phán một câu nghe muốn "rớt nước mắt".

Câu chuyện và hình ảnh nàng dâu đến từ Hải Dương chia sẻ khiến nhiều chị em đồng cảm, xót xa cho nàng dâu phải hứng chịu cảnh đối xử tệ bạc, không được trân trọng.

Đúng ngày con đầy tháng, mẹ chồng nói một câu khiến nàng dâu rớt nước mắt, nhìn mâm cơm cả nhà để phần lại càng chua chát - Ảnh 5.

Đa số đều cho rằng, đây là mâm cơm không chấp nhận được. Thậm chí, nhiều người còn bức xúc khuyên chị Bình hãy tự thương lấy mình và "hiến kế":

- Nhà mình ai ăn trước đều dọn dẹp mâm rất gọn gàng sạch sẽ. Nhìn thế kia ai mà nuốt nổi, đúng kiểu "cơm thừa canh cặn" .

Bạn để nguyên mâm đó, nấu mì hoặc order món gì ngon ngon ăn mới có sữa cho con được chứ, xem ai sẽ dọn cho biết?

- Để phần cơm mà bới tung lên thế ai ăn cho được, lại còn là mẹ bỉm sữa! Theo mình bà đã nói thế thì ra tháng bạn nên xin về ngoại, hoặc nếu dậy làm việc được thì tự nấu cho mình ăn, đến bữa bế con xuống ăn luôn"

Chị Phạm Bình cho hay, chồng chị cũng đã gửi tiền nhờ ông bà ngoại nấu cơm mang sang, nhưng chỉ được một hai hôm rồi thôi vì "bà ngoại nấu cơm canh mang sang thì mẹ chồng nói mát nói mẻ, kêu nhà này cũng đủ ăn, không bắt nó nhịn đói... nên mẹ mình ngại"

Đọc đến đây, 500 chị em không khỏi bực mình và cám cảnh thay cho nàng dâu này. Những cảnh xót lòng như thế này, theo chị Phạm Bình thì "chưa phải là tất cả".

Nhưng chị vẫn cảm thấy có đôi phần nhẹ nhõm vì nói ra được nỗi khổ giấu kín, và nhận được nhiều lời khuyên của mọi người.

Ngân Hà

Tin mới