(Tổ Quốc) - Về không gian lưu trữ, so với combo quen thuộc là tủ bếp âm tường kết hợp với tủ sàn, rõ ràng thiết kế này có hiệu quả lưu trữ vượt trội hơn rất nhiều.
Tủ bếp âm tường là một thiết kế thường thấy trong các căn bếp của nhiều gia đình. Thế nhưng thiết kế này nhiều khi sẽ khiến không gian trở nên nặng nề, bí bách và nhất là khả năng lưu trữ bị hạn chế trong những ngăn tủ cố định.
Hãy tạm gác lại thiết kế truyền thống ấy để học tập cách lưu trữ trong căn bếp của nhiều gia đình người Nhật Bản.
Chỉ cần bỏ ra 1m² không gian, bạn lập tức có cho mình một không gian lưu trữ hoàn hảo với khả năng lưu trữ tăng gấp đôi thông thường. Chẳng những vậy, thiết kế này còn giúp căn bếp trở nên sạch sẽ, gọn gàng, tình trạng lộn xộn nhanh chóng bị “bốc hơi”.
Về không gian lưu trữ, so với combo quen thuộc là tủ bếp âm tường kết hợp với tủ sàn, rõ ràng thiết kế này có hiệu quả lưu trữ vượt trội hơn rất nhiều.
Đặc biệt đối với những gia đình có nhu cầu sử dụng nhiều nồi, xoong, chảo thì thiết kế này sẽ giải quyết triệt để nỗi lo về sự lộn xộn, thiếu trật tự của căn bếp.
Ngoài đáp ứng nhu cầu lưu trữ và đảm bảo tính thẩm mỹ, lưu trữ đồ vật theo cách này còn vô cùng phù hợp với những căn bếp có trần nhà thấp.
Khi chiều cao trần nhà không lý tưởng, việc lắp đặt tủ bếp âm tường chắc chắn khiến không gian nặng nề và chật chội. Dành ra 1m2 thiết kế ngăn chứa đồ có cánh cửa hoặc không tùy ý thích, bạn có được cảm giác vô cùng thoải mái về mặt thị giác. Không gian căn bếp thoáng đãng và nhẹ nhàng khiến quá trình nấu nướng trở nên vui vẻ và hứng thú hơn.
Một số lưu ý giúp bạn thiết kế góc lưu trữ 1m2 này
Tận dụng mặt bàn
Trên mặt bàn bạn có thể đặt các đồ dùng nhà bếp như máy xay thịt, máy làm sữa đậu nành, lò nướng nhỏ… Hãy thiết kế các ổ cắm âm tường ngay cạnh để biến nơi này thành vị trí cố định của các thiết bị này. Cách làm ấy khiến không gian căn bếp bên ngoài được rộng rãi và gọn gàng hơn.
Phía trên mặt bàn, sau khi đã đặt các dụng cụ nhà bếp, bạn hãy lắp các giá và kệ phù hợp để không bỏ phí bất cứ khoảng không gian nào.
Kết hợp kệ ngang và kệ đứng
Việc kết hợp hai loại kệ giúp bạn tận dụng tối đa không gian trong khu lưu trữ. Kệ ngang với khoảng cách giữa các kệ nhỏ hơn để đặt thực phẩm, lọ gia vị các loại, đồ ăn, dụng cụ nhà bếp nhỏ. Kệ đứng với các ngăn kệ rộng hơn là nơi thích hợp cất giữ các loại máy móc và thiết bị nhà bếp kích thước lớn.
Thiết kế có thể điều chỉnh theo đặc thù không gian
Tùy theo đặc thù không gian căn bếp của gia đình, bạn có thể thay đổi thiết kế khu lưu trữ này cho phù hợp. Ví dụ như thêm kệ xoay góc, cánh cửa…
Rõ ràng cách lưu trữ này so với tủ bếp âm tường truyền thống có rất nhiều ưu điểm đúng không? Sao bạn không thử áp dụng ngay cho căn bếp của gia đình mình nhỉ?
Theo: sohu
An Du