Đưa con đi khám vì đang ăn cháo bỗng ho liên tục, bà mẹ sợ tái mặt khi nhìn vào phim chụp X-quang

(Tổ Quốc) - Nhìn theo ngón tay của bác sĩ chỉ, bà mẹ này không khỏi sợ hãi.

Hóc nghẹn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một tai nạn nguy hiểm, thậm chí đe đọa đến tính mạng của trẻ nếu không được sơ cứu đúng cách kịp thời. Ngoài việc các cha mẹ luôn kiểm tra và cất kỹ các vật dụng và đồ chơi nhỏ, tránh xa tầm tay của con ra, trong việc cho con ăn uống, bạn cũng phải hết sức cẩn thận.

Cách đây vài hôm, một bà mẹ họ Trương, sinh sống ở Trung Quốc, đã lên tiếng cảnh báo các cha mẹ khác về vấn đề cho con ăn cháo sau khi con trai chị (11 tháng tuổi) bị một chiếc xương heo bị mắc kẹt trong khí quản.

Đưa con đi khám vì đang ăn cháo bỗng ho liên tục, bà mẹ sợ tái mặt khi nhìn vào tấm phim chụp X-quang - Ảnh 1.

Chị Trương mua xương về hầm lấy nước nấu cháo cho con.

Theo lời bà mẹ này kể thì sáng hôm đấy chị có đi mua một ít xương heo về hầm để lấy nước nấu cháo cho con. Trong khi đang ăn rất ngon thì bé trai đột nhiên ho liên tục. Thấy con như vậy, chị Trương biết con đã bị mắc nghẹn rồi nên ngay lập tức móc họng cho con. Mặc dù đứa trẻ có ói ra một ít cháo, nhưng vẫn cảm thấy không thoải mái và quấy khóc liên tục.

Theo dõi con một ngày mà tình trạng của con vẫn không thay đổi, ngày hôm sau, chị Trương tức tốc đưa con vào bệnh viện khám.

Kết quả chụp X-quang cho thấy có một mẩu xương dài 0,5cm và rộng 0,3cm đang nằm bên trong khí quản của bé trai. Chị Trương sợ hãi tái mặt khi bác sĩ đẩy con vào phòng phẫu thuật khẩn cấp.

Đưa con đi khám vì đang ăn cháo bỗng ho liên tục, bà mẹ sợ tái mặt khi nhìn vào tấm phim chụp X-quang - Ảnh 2.

Kết quả chụp X-quang cho thấy có một mẩu xương đang mắc kẹt trong khí quản của con trai chị Trương.

May mắn là một lúc sau, bác sĩ thông báo ca phẫu thuật thành công. Họ đã lấy được phần mẩu xương ra khỏi cơ thể đứa trẻ.

Nhân câu chuyện của mình, chị Trương cũng muốn chia sẻ lời bác sĩ dặn với các bậc phụ huynh khác. Rằng ngoài việc cẩn thận cất kỹ các vật dụng nhỏ như pin, đồng xu, các loại hạt… thì trong khi cho con ăn, cha mẹ cũng cần lưu ý nên lọc cháo ra ray trước khi cho con ăn nhằm loại bỏ các mẩu xương nhỏ nằm lẫn trong cháo. Đồng thời không nên cho con vừa ăn vừa chạy, như vậy cũng rất dễ bị mắc nghẹn vì cháo "đi lạc" sang bộ phận khác.

Đưa con đi khám vì đang ăn cháo bỗng ho liên tục, bà mẹ sợ tái mặt khi nhìn vào tấm phim chụp X-quang - Ảnh 3.

Các bác sĩ đã phải phẫu thuật khẩn cấp để lấy miếng xương ra ngoài.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyên chị Trương không nên nấu cháo cho con bằng nước hầm xương thường xuyên. Xương dù có được ninh hầm trong nhiều giờ hay được nấu chậm thì vẫn chứa rất ít chất dinh dưỡng như vitamin, đạm… Đặc biệt tuy nước hầm xương có chứa canxi, nhưng đó lại là canxi vô cơ - cơ thể trẻ không thể hấp thụ được.

Do đó, nếu cha mẹ chỉ dùng nước hầm xương để nấu cháo cho con mà không bổ sung thêm thịt cá, rau củ, trái cây kèm thêm vào bữa ăn, trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm lớn.

Đưa con đi khám vì đang ăn cháo bỗng ho liên tục, bà mẹ sợ tái mặt khi nhìn vào tấm phim chụp X-quang - Ảnh 5.

H.H

Tin mới