Dòng người đổ xô đi mua giày hot gây tranh cãi: Là mộ điệu chân chính hay có bí ẩn gì đằng sau?

(Tổ Quốc) - Từ những món hàng giới hạn, độc dị hiếm trong làng thời trang mà không ít người đã hái ra tiền. Tuy nhiên đừng vội chê trách và phải nhìn vấn đề từ nhiều chiều.

Có phải tự dưng mà người trẻ đổ xô đến trung tâm thương mại để tranh nhau mua giày?

Mới hôm qua thôi, dân tình phát sốt trước cảnh chen lấn, xô đẩy của thanh niên tại 2 trung tâm mua sắm lớn trong Tp. HCM.

Giới trẻ chen lấn, xô đẩy để giành vé mua giày hot tại Tp. HCM (Video: VTV Digital)

Rốt cục thì các cô cậu choai choai đang làm gì?

Họ xếp hàng để chờ mua mẫu sneakers mới và hot của thương hiệu Converse với giá... bán lẻ. Ủa chỉ là đôi giày sao phải cực vậy? Vì nó chỉ được mở bán với số lượng rất hạn chế, tức là không phải ai cũng có thể mua được.

Dòng người đổ xô đi mua giày hot gây tranh cãi: Là mộ điệu chân chính hay có bí ẩn gì đằng sau? - Ảnh 2.

Được biết đây là mẫu giày collab (hợp tác) giữa 2 thương hiệu đình đám Converse và Fear of God (giày Converse chắc chị em nào cũng biết rồi, còn Fear of God cũng nổi tiếng đấy nhưng không cần quan tâm đâu).

Converse x Fear of God ESSENTIALS Chuck 70s, giá bán lẻ 2.800.000 đồng

Giá bán lẻ của mẫu giày này là 2.800.000 đồng, tuy nhiên chỉ có tất cả 50 đôi được bán ra tại Việt Nam. Chính vì vậy mà người trẻ đã tụ vạ từ 2 - 3h sáng để xí chỗ.

Cả trăm, cả nghìn người đã khiến cửa hàng Converse tại 2 trung tâm thương mại này vỡ trận và cuối cùng phải dán thông báo ngưng bán.

Trong số mười mấy bạn trẻ mà PV đặt câu hỏi: "Điều gì khiến bạn mong muốn sở hữu mẫu giày này đến vậy?" - phải có tới 80% người được hỏi trả lời là để... bán lại kiếm lời, số còn lại là đi mua vì thích và đam mê từ lâu.

T.K, một bạn trẻ cao nghều thẳng thắn nói: "Em không thích Converse nhưng vẫn đến xếp hàng mua cho bằng được, đem về bán lại cho mấy đứa nhỏ kiếm lời gấp đôi đó anh!"

Dòng người đổ xô đi mua giày hot gây tranh cãi: Là mộ điệu chân chính hay có bí ẩn gì đằng sau? - Ảnh 4.

Và quả đúng là như vậy.

Chỉ đến tầm trưa ngày 9/7, mẫu giày nói trên đã được đăng bán nhan nhản trên các group chơi sneaker. Với số lượng giới hạn chỉ 50 đôi chia ra nhiều size số, các đầu nậu sẵn sàng hét từ 2.800.000 đồng lên 5 - 6 triệu đồng.

Dòng người đổ xô đi mua giày hot gây tranh cãi: Là mộ điệu chân chính hay có bí ẩn gì đằng sau? - Ảnh 5.

Camp và resell: Nghề nghiệp không mới nhưng luôn khiến thị trường hàng hóa "giới hạn" sốt xình xịch

Trên thực tế, các nhãn hàng, đặc biệt là ngành thời trang luôn tạo ra nhiều chiêu trò để hâm nóng tên tuổi, nâng cao giá trị thương hiệu.

Ví dụ, thay vì làm ra 1000 đôi Converse đế cao su bình dân, giỏi lắm bán lẻ được 1 - 2 triệu đồng, họ bắt tay với những nhãn hàng hoặc cá nhân nổi tiếng khác để cho ra phiên bản "collab" với những chi tiết độc đáo, chất liệu xịn và vài câu chuyện gây sốt đằng sau.

Lẽ đời là thế này, cái gì có cầu ắt sẽ có cung - từ đó nghề camp và resell cũng sinh ra là như vậy.

Camp và resell là gì?

Camp: Nghĩa đen là cắm trại, còn trong trường hợp này - người ta sẽ có mặt ở điểm bán từ rất sớm để chiếm chỗ, không chỉ là từ sáng tinh mơ mà có thể là từ vài hôm trước khi món hàng được mở bán để mua cho bằng được.

Resell: Sau khi có được món hàng hot, các con buôn sẽ đem bán lại (resell) để kiếm lời.

Trên thực tế, camp và resell là khái niệm không mới, chúng đã xuất hiện từ những năm 70 - 80s của thế kỷ trước. Điển hình như dòng giày bóng rổ Air Jordan đời đầu được mở bán trên đất Mỹ - người ta thậm chí còn bắn giết nhau để tranh giành đôi giày mà "ai cũng thèm muốn".

Dòng người đổ xô đi mua giày hot gây tranh cãi: Là mộ điệu chân chính hay có bí ẩn gì đằng sau? - Ảnh 7.

Hiện tại, có rất nhiều hình thức để "camp" hàng.

Trao đổi với J., một bạn trẻ đã có 4 năm kinh nghiệm ăn ngủ và "sống bằng giày" cho biết:

"Cách đầu tiên là như các bạn trẻ nói trên, đến xếp hàng và bốc thăm mua giày. Cách thứ hai là đăng kí mua online từ nước ngoài và đợi ship về. Còn resell thì tùy vào độ hot của món đồ, cái gì thực sự hot thì người ta tự tìm đến mình hỏi mua, chẳng cần đăng bán làm gì".

"Giới trẻ giờ giàu lắm luôn, rich kid nhiều không đếm xuể, chỉ cần thỏa mãn được khao khát của chúng nó thì kiếm chác ác liệt anh ơi".

J. nói rằng, việc camp và resell mang tính thời vụ vì thị trường Việt Nam không phải lúc nào cũng được ưu ái. Nếu trót lọt và không bị tồn hàng, mỗi dịp như thế này kiếm vài chục triệu là chuyện thường.

Mọi thứ đều có 2 mặt, việc thâu tóm giày và bán lại cũng vậy

Từ hôm qua đến giờ, rất nhiều trang tin Việt Nam đã lên bài "đánh" bầm dập những bạn trẻ kéo tới cửa hàng Converse để camp giày.

Hình ảnh cả trăm, cả nghìn bạn trẻ gây náo loạn trong trung tâm thương mại rõ ràng là không đẹp mắt. Tuy nhiên đó là chuyện ý thức của số đông chứ lỗi lầm không thuộc về văn hóa sưu tầm, mua bán giày.

Dòng người đổ xô đi mua giày hot gây tranh cãi: Là mộ điệu chân chính hay có bí ẩn gì đằng sau? - Ảnh 8.

Cái lợi và hại của văn hóa resell:

Lợi:

- Thiên về những người có tiền, không cần phải chạy đôn đáo khắp nơi vẫn có được thứ mình muốn. Chỉ là sẽ không bao giờ mua được hàng với giá bán lẻ.

- Reseller giúp thị trường giữ nhiệt và sôi động hơn.

Hại:

- Cái hại to tát nhất chính là, việc resell khiến thị trường mất cân bằng vì người bán luôn tìm mọi cách để tích trữ, gom hàng - khiến người thực sự đam mê khó lòng sở hữu món hàng mình mong muốn.

- Việc hàng hóa, đặc biệt là đồ thời trang khan hiếm sẽ gián tiếp khiến hàng nhái, hàng giả len lỏi vào thị trường và đương nhiên không tỉnh táo sẽ ăn quả lừa.

Trên thế giới, những nền tảng mua bán, trao đổi hàng hóa như eBay, StockX đã biến resell thành một nền công nghiệp thực thụ, với doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm. Thật khó để nói việc resell tốt hoặc xấu 100% - tất cả phụ thuộc vào nhu cầu và tâm lý người mua.

Dòng người đổ xô đi mua giày hot gây tranh cãi: Là mộ điệu chân chính hay có bí ẩn gì đằng sau? - Ảnh 9.

JJJ

Tin mới