Dọn nhà đón Tết năm nay, các gia đình cần làm thêm việc QUAN TRỌNG này để ngừa mắc bệnh, kể cả COVID-19

(Tổ Quốc) - Dịp Tết Tân Sửu năm nay các gia đình không chỉ dọn nhà để làm mới không gian mà đây còn là một biện pháp cần thiết để phòng chống dịch COVID-19.

Những ngày cuối năm, dù bận rộn nhưng các gia đình vẫn cố gắng dành chút thời gian để dọn dẹp lại những bộn bề, bụi bặm của năm cũ, tạo nên không gian sống ngăn nắp và sạch đẹp cho năm mới.

Khác với những năm khác, dịp Tết Tân Sửu năm nay các gia đình không chỉ dọn nhà để làm mới không gian mà đây còn là một biện pháp cần thiết để phòng chống dịch COVID-19. Chính vì vậy, quy tắc dọn nhà cũng cần bổ sung thêm rất nhiều lưu ý.

Dọn nhà đón Tết, cần bổ sung thêm những nguyên tắc vệ sinh nhà cửa, phòng ngừa dịch COVID-19

Để người dân có thể phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, Bộ Y tế đã đưa khuyến cáo trong vệ sinh nhà cửa như sau:

- Các gia đình cần mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa để tăng cường thông khí trong khu vực nhà ở.

- Thường xuyên lau nền nhà, những nơi có nguy cơ là "ổ chứa" virus, vi khuẩn như nhà vệ sinh, bồn cầu, thang máy, tay nắm cửa... và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

dich-vu-don-nha-bmt.jpg

- Loại bỏ những vật dụng cũ, ẩm mốc, không còn sử dụng. Thay bàn chải, khăn mặt, khăn tắm định kỳ 3 tháng/lần.

- Tránh dùng chung ly, cốc uống nước để ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

- Vệ sinh các đồ đạc trong nhà làm từ vải, đặc biệt là ghế sofa vì đây là nơi các thành viên trong gia đình tiếp xúc nhiều nhất. Bên cạnh đó, khăn nhà bếp cần phải được giặt sạch bằng nước nóng ít nhất 1 lần/tuần để loại bỏ vi khuẩn phát triển trên những bề mặt ẩm ướt.

- Vệ sinh các thiết bị công nghệ trong nhà: Điện thoại di động, bàn phím máy tính là nơi trú ngụ cho virus. Hạn chế cho người khác mượn các thiết bị công nghệ trong giai đoạn này bởi virus SARS-CoV-2 có thể lây lan khi sử dụng chung.

QUOTES TEXT GIỮA.jpg

- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Tất cả các thành viên trong gia đình tuyệt đối không dùng chung khăn tắm, bàn chải đánh răng.

- Cần phải giặt khăn tắm, khăn mặt 2 lần/tuần.

Một số đồ vật trong nhà cần thẳng tay loại bỏ

Nhân dịp dọn nhà đón Tết, bạn nên loại bỏ những món đồ chứa nhiều vi khuẩn dưới đây để cả nhà đón Tết thật vui vẻ và an toàn:

1. Thớt gỗ quá cũ

Theo các chuyên gia, một chiếc thớt dùng để thái đồ chín cứ 6-8 tháng nên thay 1 lần. Một chiếc thớt cũ có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại như E.coli, salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột).

v2-81084f20b6e9d8b40f22fdfdda203d231440w-1600934694171391553271-0-0-500-800-crop-16009353683371703831876.jpg

2. Bàn chải đánh răng cũ

Để tránh nhiễm bệnh, các gia đình nên thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần và hãy để chúng ở nơi thật sạch sẽ, thoáng đãng. Theo các nhà khoa học của Đại học Manchester (Anh), bàn chải đánh răng cũ là một ổ vi trùng. Mỗi chiếc bàn chải để trong buồng tắm chứa đến hơn 100 triệu con vi trùng, trong đó có cả khuẩn E.coli.

3. Miếng xốp rửa bát đã dùng lâu ngày

Theo tiến sĩ Chuck Gerba, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona cũng khẳng định miếng xốp rửa bát là thứ bẩn nhất trong nhà. Các nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng, miếng rửa bát nhà bếp của bạn có thể bẩn hơn 200.000 lần so với bồn cầu. Tốt nhất miếng xốp rửa bát nên được thay mới 1 lần/tháng. Và dịp cuối năm là thời điểm thích hợp để thay mới chúng.

rua-bat.jpg

4. Chai nhựa cũ

Một chai nước chứa trung bình 75.000 vi khuẩn/ml. Nếu như bị bẩn, con số đó có thể nhân lên tới 2 triệu/ml trong một ngày. Vì vậy thay vì tích trữ chúng trong tủ thì dịp cuối năm các gia đình nên loại bỏ chúng ra khỏi nhà. Tốt nhất nên thay thế bằng đồ thủy tinh hay cốc giấy để đảm bảo an toàn cho môi trường.

Đậu Đậu

Tin mới