Dịch Covid-19 ảnh hưởng tầng lớp lao động Hàn Quốc: Mẹ đơn thân nhờ Trung tâm phúc lợi chăm con, tiểu thương chật vật buôn bán kiếm đồng bạc lẻ

(Tổ Quốc) - So với những người làm việc ở công ty lớn thì những người lao động ở Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong mùa dịch Covid-19 này.

Jung Mi-kyeong, 52 tuổi cầm cốc cà phê đứng bên trong cửa hàng bán đồ thể thao của mình ở Paju, Hàn Quốc với nhiều tâm tư.

Vào thời gian này vào mọi năm sẽ là một trong những giai đoạn bận rộn nhất của cửa hàng vì người người nhà nhà sẽ đổ xô đi mua đồ chuyên dụng đi bộ đường dài, hay những vật dụng cắm trại để chuẩn bị cho chuyến đi chơi mùa xuân, tuy nhiên, năm nay lại ảm đạm hơn hẳn. 

Nếu như những năm trước, cửa hàng của cô Jung nhộn nhịp bao nhiêu thì năm nay chỉ nghe được âm thanh duy nhất đó chính là tiếng nhạc mà cô hay mở tại cửa hàng. 

Trong 25 năm bán quần áo ở thành phố Paju, cô chưa bao giờ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh doanh lớn như vậy. "Tầm khoảng 5 giờ chiều thì tôi đã về nhà rồi vì chẳng có khách nào cả", cô Jung nói. 

Dịch Covid-19 ảnh hưởng tầng lớp lao động Hàn Quốc: Mẹ đơn thân nhờ Trung tâm phúc lợi chăm con, tiểu thương chật vật buôn bán kiếm đồng bạc lẻ - Ảnh 1.

Cô Jung trong cửa hàng của mình.

Với hơn 9.300 trường hợp nhiễm Covid-19 và hơn 130 trường hợp tử vong, chính phủ Hàn Quốc đã không ngừng ban hành những quy định để nỗ lực ngăn chặn dịch lan rộng trên toàn quốc bao gồm việc đóng cửa các trung tâm cộng đồng, trường học và nhấn mạnh các biện pháp tự kiểm dịch nhằm hạn chế sự lây lan. Chính vì những biện pháp này cũng đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhỏ. 

Cô Jung sống cùng chồng và đây là những lần cố gắng để duy trì mức thu nhập trung bình hàng tháng gần 3 triệu won (khoảng 57 triệu đồng). Cả hai người không có tiền lương ổn định, tất cả thu nhập đều dựa vào việc kinh doanh. "Ngày nay, tôi xem mình là người may mắn khi có thể kiếm được 10.000 won (khoảng 200 nghìn đồng) mỗi ngày", cô Jung nói. 

Trong khi đó, các nhân viên văn phòng làm cho các công ty lớn ở Hàn Quốc đều có thể làm việc tại nhà để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19, và họ đều được nhận được tiền lương hàng tháng. 

Trước khi dịch Covid-19 lan rộng, việc kinh doanh của cô Jung cũng trở nên khó khăn khi chỉ kiếm được hơn 900.000 won (khoảng 17 triệu) một tháng, khiến cô và chồng phải nhận tiền trợ cấp từ chính phủ cho các chi phí sinh hoạt cơ bản. 

Dịch Covid-19 ảnh hưởng tầng lớp lao động Hàn Quốc: Mẹ đơn thân nhờ Trung tâm phúc lợi chăm con, tiểu thương chật vật buôn bán kiếm đồng bạc lẻ - Ảnh 2.

Một khu chợ truyền thống ở Paju.

Nhiều hàng xóm kinh doanh xung quanh cô Jung cũng gặp khó khăn về tài chính khi một số cửa hàng mỹ phẩm, quán bar phải đóng cửa để tránh dịch lây lan. Nếu như sự trợ giúp tài chính từ chính phủ thì việc duy trì các doanh nghiệp nhỏ hay cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ gặp phải nhiều khó khăn. 

Cô Jung đã có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình khi nhận được mức chiết khấu cho thuê hàng tháng là 50.000 won (gần 1 triệu đồng) từ chủ nhà. "Thật sự tôi chỉ muốn đóng cửa nhưng vẫn cố gắng mở cửa vào buổi sáng với hy vọng sẽ có khách ghé qua", cô nói. 

Yi Sang-gu, chủ tịch Hiệp hội Nhà nước Phúc lợi, hoạt động trong một nhóm chuyên gia tư duy tập trung vào các chính sách phúc lợi, trước đây từng là người đứng đầu chính sách xã hội tại Nhà Xanh - văn phòng của Tổng thống Hàn Quốc cho biết, những người thuộc tầng lớp lao động phải đối mặt với một số vấn đề khó khăn trong việc chiến đấu với dịch Covid-19 hơn là những người giàu có. 

"Những người thuộc tầng lớp giàu có thường không có vấn đề gì nếu như họ phải ở trong nhà một thời gian dài. Thế nhưng có những người ở trong căn hộ nhỏ tới 3,3 mét vuông trong nhiều tháng sẽ phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần", ông Yi chia sẻ.

Khi các trường học ở Hàn Quốc đóng cửa đến ngày 6/4, các bậc cha mẹ ở tầng lớp lao động có con ở độ tuổi đi học phải đối mặt với vấn đề làm sao để vừa giữ thu nhập ổn định và vừa chăm sóc con cái. 

Ha Young-suh, 44 tuổi, một bà mẹ đơn thân có đứa con gái 8 tuổi, sống ở thành phố Pohang và làm nghề bán túi xách tại một trung tâm thương mại. Thế nhưng hầu hết mỗi ngày cô đều phải làm việc đến 9 giờ tối nhưng chỉ bán được một chiếc túi.

Không giống như những bậc cha mẹ có thể bỏ tiền thuê bảo mẫu hoặc gia sư cho con mình trong khoảng thời gian tránh dịch Covid-19, cô Ha đã và đang vất vả làm việc, hầu như không kiếm đủ tiền để thuê nhà và mua những thực phẩm hằng ngày. 

May mắn thay, một trung tâm phúc lợi trẻ em do chính phủ địa phương chỉ định đã giúp cô bằng cách đón con gái cũng như giúp cô bé tham gia một số lớp học về âm nhạc, học Toán và học tiếng Anh. "Trung tâm phúc lợi đã thay tôi làm mọi thứ, họ đã đón con tôi lúc 9 giờ sáng và giúp con bé học tập sinh hoạt đến 9 giờ tối. Đó là nơi duy nhất mà tôi có thể dựa vào những ngày này", cô Ha trải lòng. 

Dịch Covid-19 ảnh hưởng tầng lớp lao động Hàn Quốc: Mẹ đơn thân nhờ Trung tâm phúc lợi chăm con, tiểu thương chật vật buôn bán kiếm đồng bạc lẻ - Ảnh 4.

Tại Seoul, các trung tâm hỗ trợ người vô gia cư và những điểm phát đồ ăn cũng đóng cửa khi chính phủ ban hành những quy định chặt chẽ trong việc kiểm dịch, cũng như giảm đáng kể số lượng tình nguyện viên sẵn sàng tham gia làm việc. 

Woo Yeon-shik, giám đốc Trung tâm Dream City, một trong những trung tâm hỗ trợ người vô gia cư cho biết: "Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục mở cửa trung tâm, vì hàng trăm người sẽ không có nơi nào để đi nếu chúng tôi đóng cửa đột ngột".

Kim Ha-sik, 60 tuổi, tình nguyện viên thường ghé trung tâm hỗ trợ người vô gia cư mỗi ngày cho biết, ngày trước chỉ có 400 người nhưng giờ đã lên đến 700 người. Trước khi dịch Covid-19 lan rộng, ông đã tìm được công việc tại công trường xây dựng với mức lương 150.000 won (khoảng 2,9 triệu đồng) mỗi ngày.

 "Nhưng bây giờ, ở đó không còn nhiều việc cho tôi nữa. Tôi đã tiết kiệm đủ tiền để trả thêm 2 tháng tiền nhà nhưng tôi không biết sẽ đi đâu nếu như hết tiền", ông Kim nói. 

Đối với những người cao tuổi, đặc biệt là những người sống một mình, việc trung tâm phúc lợi đóng cửa sẽ có ảnh hưởng lớn đến kế sinh nhai của họ. 

Dịch Covid-19 ảnh hưởng tầng lớp lao động Hàn Quốc: Mẹ đơn thân nhờ Trung tâm phúc lợi chăm con, tiểu thương chật vật buôn bán kiếm đồng bạc lẻ - Ảnh 4.

Mọi người xếp hàng tại điểm phát đồ ăn ở Seoul.

Ko Myung-hee, 53 tuổi quyết định cùng các đồng nghiệp tại Trung tâm cộng đồng Paju (nơi này đã đóng cửa) lái xe đến các tỉnh ở phía Bắc để giúp đỡ những người già sống một mình. Theo thống kê, có 14.000 người lớn tuổi sống ở Paju, và hơn 740.000 người lớn tuổi sống một mình trên toàn quốc. 

"Ngay cả khi trung tâm bảo chúng tôi không đi, chúng tôi vẫn bỏ tiền túi để mua những món ăn phụ đến thăm cụ ông cụ bà", Ko chia sẻ. Cô nói thêm, hầu hết những người lớn tuổi rất sợ hãi khi ra khỏi nhà để đến chợ hoặc bệnh viện vì tin tức về dịch Covid-19 khiến họ bị ám ảnh.

 "Tôi đã tặng tất cả khẩu trang cho người già vì họ không nhận đủ sự trợ giúp từ chính phủ. Con cái của họ lại quá bận rộn với cuộc sống kiếm ăn mưu sinh và họ đã bị cô lập về mặt xã hội chỉ vì tuổi tác", cô Ko nói. 

(Nguồn: SCMP)

Dịch Covid-19 ảnh hưởng tầng lớp lao động Hàn Quốc: Mẹ đơn thân nhờ Trung tâm phúc lợi chăm con, tiểu thương chật vật buôn bán kiếm đồng bạc lẻ - Ảnh 5.

 

Jia You

Tin mới