Đi bộ đường dài, nữ du khách ngỡ người phụ nữ bị mắc kẹt trong cái chuồng tồi tàn và sự thật ngoài sức tưởng tượng

(Tổ Quốc) - Cảnh tượng xót xa khi một người phụ nữ bị nhốt như "con vật" bên trong cái chuồng bé xíu xây tạm bợ trong khu dân cư.

Theo truyền thông địa phương, cô Jedah Curacha Naquines là một nữ du khách đi bộ đường dài qua nhiều nơi ở Indonesia. Ngày 25/8 vừa qua, cô dừng chân ở một ngôi làng thuộc tỉnh Cebu thì phát hiện một cảnh tượng xót xa. 

Một người phụ nữ bị nhốt như "con vật" bên trong cái chuồng bé xíu xây tạm bợ trong khu dân cư. Ban đầu Jedah nghĩ rằng người phụ nữ bị mắc kẹt trong đó, tuy nhiên khi quan sát kỹ hơn cô mới nhận ra người này mắc bệnh tâm thần.

Đi bộ đường dài, nữ du khách ngỡ người phụ nữ bị mắc kẹt trong cái chuồng tồi tàn nhưng sự thật ngoài sức tưởng tượng  - Ảnh 1.

Người phụ nữ bị nhốt trong điều kiện tồi tàn.

Người phụ nữ bị nhốt trong chuồng (ước tính khoảng 45 tuổi) được dân làng gọi với cái tên Manol. Điều khiến Jedah choáng váng hơn cả là người dân địa phương cho biết họ đã nhốt người phụ nữ trong suốt 25 năm qua, sau khi mẹ cô qua đời và cha dượng bỏ đi. 

Người dân kể rằng Manol đã sống lủi thủi một thân một mình sau khi mẹ cô qua đời và cha dượng của cô đến một đất nước khác để kiếm sống. Có một lần, Manol suýt bị một chiếc xe tải đâm vào nên họ đã bàn nhau xây cho cô một cái chuồng có cửa sắt để ngăn cô đi ra ngoài và xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Sau khi nghe câu chuyện, Jedah đã đến ngôi làng lân cận và cầu xin sự giúp đỡ trước khi đăng tải hình ảnh cùng câu chuyện lên mạng xã hội với mục đích cứu người phụ nữ khỏi hành vi tàn ác. Jedah quả quyết: “Tôi muốn biết tại sao cô ấy lại bị nhốt trong lồng như một con vật. Ngay cả khi cô ấy dường như không hiểu những gì đang xảy ra xung quanh mình, cô ấy không đáng phải sống như vậy".

Đi bộ đường dài, nữ du khách ngỡ người phụ nữ bị mắc kẹt trong cái chuồng tồi tàn nhưng sự thật ngoài sức tưởng tượng  - Ảnh 2.

Cái chuồng được xây ngay bên cạnh ngôi nhà mà Manol từng ở cùng bố mẹ, hàng xóm thay nhau mang đồ ăn cho cô.

Sốc khi nghe câu chuyện của Manol, Jedah nói: “Tôi mong ai đó giúp đỡ cô ấy vì hoàn cảnh của cô ấy rất tồi tệ. Các quan chức địa phương nên làm gì đó. Cô ấy cần được chăm sóc y tế. Nhìn thấy cô ấy như vậy thật sự rất đau lòng".

Jedah hiện đang phối hợp với cơ quan chức năng trong khu vực để giúp đỡ người phụ nữ và đã nhờ bạn bè của chính cô ấy tìm sự giúp đỡ cho Manol.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở một số vùng hẻo lánh, những hành vi tương tự như thế này không phải là lạ và vẫn đang tiếp diễn. 

Năm 2014, một năm sau khi bão Haiyan tàn phá Phillipines, tờ The Guardian đã đăng tải một đoạn phim ngắn phơi bày tình trạng này. Một người tham gia chiến dịch vì người khuyết tật cho biết sau cơn bão năm 2013, những người có vấn đề về thần kinh sẽ bị nhốt ở chuồng tự chế cho đến chết. Người thực hiện chiến dịch cũng kể về câu chuyện của Ben - người có vấn đề về tâm lý - bị chính gia đình xích lại trong suốt 16 năm. Anh cho biết gia đình Ben để mặc anh chết trong cơn bão.

Đi bộ đường dài, nữ du khách ngỡ người phụ nữ bị mắc kẹt trong cái chuồng tồi tàn nhưng sự thật ngoài sức tưởng tượng  - Ảnh 3.

Một ngôi làng yên bình ở Cebu.

Người dân địa phương cho biết thiếu kinh phí khiến họ khó tiếp cận các dịch vụ chữa trị tâm lý tốn kém, nhưng một lý do khác là nỗi sợ. Giờ đây, nhiều tổ chức, bao gồm WHO, đang thúc giục các quốc gia chi tiền vào chữa trị sức khoẻ tâm lý, dẫn đến sự cải thiện về nguồn vốn trong những năm gần đây.

Một báo cáo của WHO vào năm cho biết: "Ở một số quốc gia trên thế giới vẫn còn tồn tại sự thiếu hiểu biết về sức khoẻ tâm thần và bệnh tâm lý. Sự hiểu biết về chăm sóc sức khoẻ y tế ở các quốc gia có nguồn lực hạn chế có thể dẫn đến vấn nạn con người bị trói buộc, nhốt trong chuồng, tách biệt khỏi xã hội".

(Nguồn: The Sun)

L.T

Tin mới