Để an toàn khi đi cắm trại hay du lịch trong ngày nghỉ lễ, đừng quên mang những vật dụng này!

(Tổ Quốc) - Vào kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhiều người lựa chọn cách đi cắm trại để xả hơi sau chuỗi ngày mệt mỏi với deadline công việc. Thế nhưng, đi cắm trại nên mang gì là điều không phải ai cũng nắm rõ.

Chọn kỳ nghỉ lễ kéo dài để đi cắm trại như một cách trải nghiệm, nghỉ ngơi, xả stress... là mong muốn của nhiều người ngay dịp lễ 30/4 này. Để chuẩn bị cho chuyến đi camping thành công rực rỡ, vừa vui vừa khỏe, khâu chuẩn bị đồ đạc đóng vai trò tiên quyết. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn không biết đi cắm trại nên mang gì để tránh rơi vào tình trạng lỉnh kỉnh đồ đạc trong khi những thứ cần thiết để đảm bảo chuyến du lịch mang tính trải nghiệm này lại chẳng thấy đâu.

Vậy, đi cắm trại nên mang gì?

Thuốc

Khi đi cắm trại cần mang thuốc và chính xác là những loại thuốc sau đây, dành cho cả người không mắc bệnh mãn tính lẫn người đang có bệnh mãn tính trong người:

- Thuốc chống say tàu xe, máy bay: Trong quá trình di chuyển đến địa điểm cắm trại, để giảm bớt cảm giác nôn nao cũng như phòng chống say tàu xe, máy bay thì bạn cần chuẩn bị nhóm thuốc này. - Thuốc điều trị tiêu chảy: Những vấn đề do thực phẩm gây ra xuất hiện khá phổ biến khi đi du lịch nói chung và cắm trại nói riêng, nhất là khi bạn trải nghiệm các món ăn độc đáo ở các vùng khác nơi mình sinh sống.

- Thuốc kháng histamin điều trị dị ứng: Khi đi cắm trại, hoạt động nhiều ngoài trời, bạn có thể gặp phải sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm nên nguy cơ dị ứng khá cao, cần thiết phải chuẩn bị loại thuốc này.

- Thuốc cảm, sổ mũi, hạ sốt: Thay đổi điều kiện thời tiết, múi giờ hoặc mệt mỏi trong chuyến đi cắm trại khiến cơ thể dễ mắc phải các triệu chứng cảm sốt, đau nhức. Thế nên các loại thuốc chữa cảm, sổ mũi, hạ sốt luôn cần được mang trước mỗi chuyến đi.

- Thuốc nhuận tràng: Thói quen ăn uống cũng như việc ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau tại nơi bạn đến cắm trại có thể gây ra tình trạng táo bón. Đây là tình trạng rất phổ biến khi chúng ta đi du lịch nói chung. Do đó, mang theo các thuốc giúp nhuận tràng hay những loại thuốc làm mềm phân là điều rất cần thiết.

- Thuốc mỡ, kem bôi ngoài da chống nấm: Trải nghiệm cắm trại có nhiều lý thú nhưng việc ăn ngủ trong lều trại, khoảng cách tiếp xúc rất gần với mặt đất, nhất là ở những khu rừng có khí hậu ấm áp, ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nấm da phát triển, điển hình là nấm da chân. Do đó hãy chuẩn bị những tuýp thuốc kháng nấm bên mình trước khi đi cắm trại nhé!

- Thuốc sát trùng: Trong quá trình dựng lều trại, hoạt động đi camping, bạn có thể gặp phải trầy xước da, cắt vào tay chân... Vết thương hở cần được sát trùng để tránh nhiễm trùng nên hãy nhớ mang một loại thuốc sát trùng cho vết thương hở khi đi cắm trại.

- Thuốc chống côn trùng đốt, chống ngứa: Đi cắm trại, bạn dễ bị những loài côn trùng không mời mà tới tấn công bất cứ lúc nào nên bôi loại thuốc này lên da trước khi vui chơi sẽ giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có.

Để an toàn khi đi cắm trại trong ngày nghỉ lễ, đừng quên mang những vật dụng này! - Ảnh 2.

Để an toàn khi đi cắm trại trong ngày nghỉ lễ, đừng quên mang những vật dụng này! - Ảnh 3.

Để an toàn khi đi cắm trại trong ngày nghỉ lễ, đừng quên mang những vật dụng này! - Ảnh 4.

Để an toàn khi đi cắm trại trong ngày nghỉ lễ, đừng quên mang những vật dụng này! - Ảnh 5.

Để an toàn khi đi cắm trại trong ngày nghỉ lễ, đừng quên mang những vật dụng này! - Ảnh 6.

Đồ dùng y tế

Bên cạnh việc mang đủ các loại thuốc, những đồ dùng y tế cũng là thứ bạn cần xếp đủ vào giỏ đồ trước khi đi camping để sử dụng khi cần thiết. Một số đồ dùng y tế cơ bản cần chuẩn bị trước khi đi là: 

- Nước rửa tay diệt khuẩn - vô cùng cần thiết, nhất là trong tình hình dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp.

- Khẩu trang - Vật bất ly thân của mỗi người khi bước chân ra ngoài đường trong thời điểm dịch Covid-19 đang lây lan ra nhiều tỉnh thành.

- Khăn lau sát trùng (ưu tiên sử dụng khăn lau có Benzalkonium, hoặc cồn).

- Các loại băng dính (ưu tiên vải).

- Gạc dán cho vết thương hở, chú ý những loại có kích cỡ khác nhau.

- Băng dán vô trùng.

- Băng keo y tế.

- Nhíp để gắp dằm.

- Dao kéo chuyên dụng.

- Nhiệt kế.

- Găng tay y tế.

Để an toàn khi đi cắm trại trong ngày nghỉ lễ, đừng quên mang những vật dụng này! - Ảnh 8.

Để an toàn khi đi cắm trại trong ngày nghỉ lễ, đừng quên mang những vật dụng này! - Ảnh 9.

Kem chống nắng

Khi đi cắm trại, tưởng chừng đến những khu vực mát mẻ, cây lá xanh tươi che chắn là bạn không phải lo cháy nắng. Thực tế, đây là những suy nghĩ chủ quan, sai lầm dẫn đến việc làn da bị hủy hoại sau một lần đi cắm trại. Đừng quên, đi cắm trại cũng như khi đi biển, việc dùng kem chống nắng là cần thiết và đặc biệt phải sử dụng đúng cách.

Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khi đi cắm trại, ạn cần đảm bảo các tiêu chí sau:

- Dùng kem chống nắng sau khi bôi sản phẩm dưỡng da và trước khi trang điểm (nếu có).

- Dùng kem chống nắng hàng ngày ngay cả khi trời râm mát cùng như chỉ ngồi trong lều trại.

- Bôi lại kem chống nắng sau 1 giờ hoạt động camping.

- Phải tẩy trang sau dùng kem chống nắng vì sữa rửa mặt không thể làm sạch được kem chống nắng.

- Có thể sử dụng kem chống nắng chống nước để phát huy hiệu quả chống nắng, bảo vệ da ngay cả khi bạn xuống hồ, sông suối... tắm.

- Nên kết hợp kem chống nắng với viên uống chống nắng và che chắn bằng ô, quần áo, kính, mũ rộng vành, khẩu trang để có hiệu quả chống nắng, bảo vệ da tốt nhất.

Để an toàn khi đi cắm trại trong ngày nghỉ lễ, đừng quên mang những vật dụng này! - Ảnh 11.

Để an toàn khi đi cắm trại trong ngày nghỉ lễ, đừng quên mang những vật dụng này! - Ảnh 12.

Để an toàn khi đi cắm trại trong ngày nghỉ lễ, đừng quên mang những vật dụng này! - Ảnh 13.

Kỳ nghỉ lễ dài rơi vào đúng thời điểm xuất hiện ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện để ngăn chặn nguy cơ lây lan cũng như giải pháp hàng đầu ai cũng nên thực hiện để nhanh chóng dập dịch. Ngay cả khi đi cắm trại, đi du lịch nói chung tại những khu vực an toàn, bạn cũng cần nghiêm túc thực hiện, tránh chủ quan dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Bộ Y tế gửi đến Bạn "Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế" với các nội dung chính sau đây:

KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

KHÔNG TỤ TẬP đông người.

KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vnđể được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Để an toàn khi đi cắm trại hay du lịch trong ngày nghỉ lễ, đừng quên mang những vật dụng này! - Ảnh 14.

TH

Tin mới