Đây là gợi ý cách quản lý tài chính cho cô dâu mới, vừa khéo nắm giữ kinh tế lại được lòng chồng

(Tổ Quốc) - Đừng để việc lập kế hoạch tài chính kém hiệu quả làm hỏng mối quan hệ của hai vợ chồng bạn.

Khi còn độc thân, tất cả những gì bạn phải nghĩ đến là nhu cầu và mong muốn của mình. Tuy nhiên, khi đã kết hôn, bạn và chồng sẽ cùng chia sẻ các hóa đơn và cũng cần phải chi tiêu cho con cái. Bạn đang sống chung với bố mẹ chồng hoặc đang có kế hoạch có con? Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ góp phần quyết định cách bạn cần quản lý tiền bạc.

Nhiều cặp vợ chồng chia sẻ rằng, sau hôn nhân các cuộc tranh cãi của họ chủ yếu liên quan tới vấn đề tiền bạc. Dưới đây là một vài gợi ý về cách quản lý tài chính cho nàng dâu mới vừa khéo nắm giữ kinh tế lại được lòng chồng.

Hãy rõ ràng về tài chính của bạn ngay từ đầu

Đây là gợi ý cách quản lý tài chính cho dâu mới, vừa khéo nắm giữ kinh tế lại được lòng chồng  - Ảnh 1.

Thực sự chuyện minh bạch về tài chính với chồng của mình nên diễn ra ngay từ khi chưa cưới. Bạn và chồng nên thảo luận về các khoản nợ và khoản vay cũng như thu nhập, các khoản đầu tư, tài sản và các nghĩa vụ tài chính khác. Chẳng hạn như cha mẹ già, tiền cấp dưỡng,...

Đối với bất kỳ loại nợ nào, hãy thảo luận xem bạn muốn giải quyết riêng lẻ hay cùng nhau. Đối với những người có nợ thẻ tín dụng hoặc các khoản vay cá nhân, hãy cân nhắc sử dụng kế hoạch cho phù hợp với nhu cầu của hai vợ chồng, lãi suất và phí xử lý.

Xác định chính xác chồng bạn là người thích chi tiêu phung phí hay tiết kiệm?

Đây là gợi ý cách quản lý tài chính cho dâu mới, vừa khéo nắm giữ kinh tế lại được lòng chồng  - Ảnh 2.

Tìm hiểu thói quen chi tiêu của chồng bạn là như thế nào rất quan trọng. Họ có phải là người tiêu xài bốc đồng hay ngược lại, họ có cách chi tiêu tiết kiệm và rất khó chịu khi bạn tiêu phung phí, không muốn chi tiêu đắt đỏ cho bất cứ thứ gì và chỉ mua những món đồ rẻ tiền? Biết được hành vi chi tiêu của chồng là rất quan trọng vì rất nhiều bất đồng có thể xuất phát từ sự khác biệt này.

Các tài khoản ngân hàng cần riêng biệt

Đây là gợi ý cách quản lý tài chính cho dâu mới, vừa khéo nắm giữ kinh tế lại được lòng chồng  - Ảnh 3.

Một số cặp vợ chồng thích giữ tài khoản riêng biệt và phân bổ ai sẽ chịu trách nhiệm cho các chi phí cụ thể hàng tháng. Theo Đại học California, một lợi ích của việc giữ các tài khoản ngân hàng riêng biệt là có cảm giác kiểm soát và độc lập trong chuyện tài chính. Mặc dù các tài khoản của bạn là riêng biệt, hãy đảm bảo rằng cả hai vợ chồng sẽ có một công cụ theo dõi chung. Có thể là một ứng dụng theo dõi chi phí mà cả hai bạn đều có tài khoản và được sử dụng để xem khoản nào đã được thanh toán và khoản nào đang chờ xử lý.

Chia sẻ một tài khoản chung

Đây là gợi ý cách quản lý tài chính cho dâu mới, vừa khéo nắm giữ kinh tế lại được lòng chồng  - Ảnh 4.

Mở tài khoản chung có những đặc quyền riêng vì đối với một số cặp vợ chồng, việc gộp tiền lại với nhau và thanh toán sẽ dễ dàng hơn. Những điều cần cân nhắc khi đăng ký một tài khoản chung là chọn một tài khoản có lãi suất tốt, phí thường niên thấp, thanh toán online nhanh gọn và có liên kết với thẻ tín dụng để thanh toán, giúp bạn hoàn tiền khi bạn chi tiêu cho các chi phí liên quan tới gia đình.

Tài khoản chung giúp thúc đẩy trách nhiệm giải trình giữa vợ chồng và cải thiện giao tiếp. Nếu cả hai bạn kiếm được khoản thu nhập như nhau mỗi tháng, thì việc tính toán các khoản chi tiêu rồi chia đôi là hoàn toàn ổn. Tuy nhiên, nếu có sự chênh lệch lương lớn, hãy cân nhắc phân bổ chi phí theo tỷ lệ phần trăm.

Theo herworld

Đây là gợi ý cách quản lý tài chính cho cô dâu mới, vừa khéo nắm giữ kinh tế lại được lòng chồng  - Ảnh 6.

 

Hồng Nhung

Tin mới