Cười ra nước mắt với màn bóc bánh kẹo khi hết Tết: Hình minh họa 1 đằng thực tế 1 nẻo, hóa ra là cú lừa ngay từ khi chọn mua

(Tổ Quốc) - Nếu không tinh tường khi chọn mua bánh kẹo Tết, bất cứ ai cũng có thể gặp phải thảm cảnh "hình 1 đằng, thực tế 1 nẻo".

Từ hôm qua tới giờ, dân tình bắt đầu nô nức khoe cảnh bóc bánh kẹo thờ sau Tết. Tuy nhiên, cứ tưởng mua hàng online mới có chuyện hình 1 đằng, thực tế 1 nẻo. Ai dè bánh kẹo được mắt thấy, tay chọn mà cuối cùng vẫn xảy ra trường hợp dở khóc dở cười.

Cụ thể, trên mạng xã hội mới đây xuất hiện topic khui bánh kẹo ngày Tết nhận toàn cái kết đắng. Không ít gia chủ đã phải méo mặt vì hình minh họa bên ngoài thì ngon lành mà mở hộp, khui nắp ra bên trong lại khác biệt hoàn toàn, chẳng có chút liên quan. 

Bánh Custas

Bánh bông lan nhân kem trứng này có lẽ chẳng còn xa lạ gì với mọi người, mọi nhà nữa. Hương vị mềm, thơm nên Custas rất được yêu thích. 

Cười ra nước mắt với màn bóc bánh kẹo khi hết Tết: Hình minh họa 1 đằng thực tế 1 nẻo, hóa ra là cú lừa ngay từ khi chọn mua - Ảnh 1.

Bánh Custas chuẩn.

Thế nhưng, mới đây một bạn trẻ tức tím người khi bóc hộp bánh Custard (chỉ khác 2 chữ cái cuối cùng R-D) ra lại thấy miếng bánh quy tròn. 

Cười ra nước mắt với màn bóc bánh kẹo khi hết Tết: Hình minh họa 1 đằng thực tế 1 nẻo, hóa ra là cú lừa ngay từ khi chọn mua - Ảnh 2.

Hộp bánh Custard gia đình này mua được có bao bì, thiết kế cùng màu vàng, chiếc bánh bông lan y hệt như bánh Custas "auth". Nhưng nhìn kĩ sẽ thấy bên ngoài vỏ hộp còn hình của bánh quy hình tròn, điểm khác biệt nhỏ xíu so với hàng thật.

Khi mở ra và sử dụng thì mới biết đúng là hàng "pha-ke". Thay vì là bánh bông lan nhân kem trứng mềm thơm, hộp bánh Custard vốn dĩ là hàng nhái này lại có mẩu bánh quy hình dáng hơi méo mó. Hương vị đương nhiên sẽ thua kém xa Custas "auth".

Bánh Choco Pie

Cùng nhà với bánh Custas, bánh Choco Pie cũng lọt top bánh kẹo bị làm giả, làm nhái nhiều nhất. Dân tình không ít lần khoe những mẫu bao bì nhìn "chẳng khác gì" khác mỗi cái tên.

Cười ra nước mắt với màn bóc bánh kẹo khi hết Tết: Hình minh họa 1 đằng thực tế 1 nẻo, hóa ra là cú lừa ngay từ khi chọn mua - Ảnh 4.

Bánh Choco Pie hàng chuẩn.

Cười ra nước mắt với màn bóc bánh kẹo khi hết Tết: Hình minh họa 1 đằng thực tế 1 nẻo, hóa ra là cú lừa ngay từ khi chọn mua - Ảnh 5.

Còn đây là túi bánh Choco PN có bao bì sử dụng tông màu đỏ, hình ảnh bánh minh họa na ná, hộp bánh cách đặt tên khiến nhiều người không rành sẽ nhầm lẫn với Choco Pie "auth".

Ngoài Choco PN, còn có hộp bánh Choco Pali và Choco Bana cũng tương khiến nhiều người tiêu dùng nhầm lẫn.

Bánh Gouté

Bánh Gouté mè thơm, giòn cũng là loại bánh được nhiều người lựa chọn dịp Tết. Tuy nhiên, lợi dụng sự thiếu cảnh giác của người tiêu dùng, gian thương đã sử dụng chiêu thức tinh vi là nhái tên thương hiệu để bán hàng giả, hàng nhái. 

Cười ra nước mắt với màn bóc bánh kẹo khi hết Tết: Hình minh họa 1 đằng thực tế 1 nẻo, hóa ra là cú lừa ngay từ khi chọn mua - Ảnh 7.

Bánh Gouté chính hãng thì sản phẩm thực tế giống với hình minh họa bên ngoài.

Cười ra nước mắt với màn bóc bánh kẹo khi hết Tết: Hình minh họa 1 đằng thực tế 1 nẻo, hóa ra là cú lừa ngay từ khi chọn mua - Ảnh 8.

Còn đây là bánh Gotten, cùng sử dụng màu sắc, hình minh họa y chang bánh Gouté. Nhưng khi bóc ra thì lại là bánh quy.

Kẹo Alpenliebe muối ớt

Ngay thời điểm mới ra mắt, kẹo Alpenliebe nhân muối ớt đã làm mưa làm gió trên thị trường. Với hương vị mới mẻ, ngon lành, kẹo Alpenliebe đã cháy hàng, cung không đủ cầu. 

Cười ra nước mắt với màn bóc bánh kẹo khi hết Tết: Hình minh họa 1 đằng thực tế 1 nẻo, hóa ra là cú lừa ngay từ khi chọn mua - Ảnh 9.

Trong khoảng thời gian đó, xuất hiện một số loại kẹo nhái từ thương hiệu đình đám này khiến dân tình dở khóc dở cười lên tiếng cảnh báo. Một trong số đó phải kể tới Annabella. 

Cười ra nước mắt với màn bóc bánh kẹo khi hết Tết: Hình minh họa 1 đằng thực tế 1 nẻo, hóa ra là cú lừa ngay từ khi chọn mua - Ảnh 10.

Hương vị kẹo nhái này đương nhiên không bằng hàng "auth" rồi.

Bánh Tipo

Ngoài bánh trứng đình đám, bánh bông lan cuộn Tipo cũng được ưa chuộng. Nhưng dòng bánh này cũng nhanh chóng bị đạo nhái. Một sản phẩm có tên Jipo cũng xuất hiện trên thị trường với ảnh minh họa thì đẹp mắt nhưng thực tế lại phũ phàng.

Cười ra nước mắt với màn bóc bánh kẹo khi hết Tết: Hình minh họa 1 đằng thực tế 1 nẻo, hóa ra là cú lừa ngay từ khi chọn mua - Ảnh 11.

Cười ra nước mắt với màn bóc bánh kẹo khi hết Tết: Hình minh họa 1 đằng thực tế 1 nẻo, hóa ra là cú lừa ngay từ khi chọn mua - Ảnh 12.

Bánh Hera

Bánh HERA Deli hay HURAN Deli đều là hàng nhái cả. Hàng "auth" là bánh bông lan cuộn HURA Deli. 

Cười ra nước mắt với màn bóc bánh kẹo khi hết Tết: Hình minh họa 1 đằng thực tế 1 nẻo, hóa ra là cú lừa ngay từ khi chọn mua - Ảnh 14.

Đây mới là hàng chuẩn. Bánh Hura có nhiều hương vị với nhiều màu sắc, mẫu mã khác nhau. Nhưng quan trọng tên bánh, tên thương hiệu mọi người đừng nhầm thì sẽ không gặp quả đắng hình bên ngoài 1 kiểu mà bên trong lại 1 nẻo.

Hàng nhái có thể không lúc nào cũng trắng trợn tới mức hình 1 đằng bên trong 1 nẻo, nhưng chất lượng không thể sánh với hàng chuẩn là điều chắc chắn. Vậy nên, để không bị hố khi đi mua, chị em lưu ý một vài điểm như sau để mua được hàng chuẩn, giá thật, chất lượng cao nhé!

Chú ý tới tên của sản phẩm

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều những sản phẩm có tên "na ná" các thương hiệu nổi tiếng. Thông thường, chúng chỉ khác biệt 1 vài chữ cái khiến người mua khó nhận ra. Không chỉ thế, gian thương còn tinh vi sử dụng hình minh họa, font chữ, màu sắc ngoài bao bì y hệt nên không ít người tiêu dùng sẽ bị nhầm lẫn. 

Do đó, để mua được hàng chuẩn vẫn phải nhớ đúng tên sản phẩm là điều quan trọng nhất.

Giá cả cũng nói lên chất lượng

Giữa cửa hàng tạp hóa A với B, giữa siêu thị với cửa hàng tiện lợi... giá cả của một mặt hàng có thể chênh nhau ít nhiều. Tuy nhiên, nếu mức giá của sản phẩm quá rẻ so với bình thường thì bạn cần lưu ý.

Những hàng nhái như kể trên có khi giá chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 hàng chuẩn nên chất lượng đương nhiên không thể bằng. Tiền nào của nấy mà! 

M52

Tin mới