Con trai 3 tuổi bị ngã từ trên cao xuống đất, bà mẹ hét lớn ngăn không cho ông nội đỡ cháu được bác sĩ hết lời khen ngợi

(Tổ Quốc) - Theo bác sĩ, nhờ có sự bình tĩnh và cách sơ cứu đúng khi trẻ ngã từ trên cao xuống mà những thương tích của bé trai không bị trầm trọng thêm.

Chúng ta đều biết trẻ em rất hiếu động và nghịch ngợm, nên chuyện các con té ngã cũng là chuyện thường tình. Tuy nhiên, cách sơ cứu khi con bị té ngã, nhất là khi ngã từ trên cao xuống sao cho đúng thì không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết.

Con trai 3 tuổi ngã từ trên tầng 2 xuống đất, người mẹ hét lên không cho bố chồng đến gần đỡ cháu dậy

Tiểu Quang là một cậu bé 3 tuổi sống ở Quảng Đông (Trung Quốc). Vì bố mẹ bận đi làm nên cậu bé được cho về quê ở với ông bà nội. Mỗi cuối tuần, bố mẹ bé trai sẽ về thăm con một lần. Tiểu Quang rất ngoan và dễ thương nên hầu như ai cũng yêu quý cậu bé.

Vốn bản tính thông minh, Tiểu Quang nhanh chóng nhận ra quy luật của bố mẹ mình. Thế là cứ đến chiều thứ 6, bé trai lại háo hức ra đứng ngoài ban công tầng 2 của nhà ông bà để đợi bố mẹ. Và cứ thấy bóng bố mẹ từ xa, cậu bé lại nhảy cẫng lên reo hò vui vẻ.

Con trai 3 tuổi bị ngã từ lầu 1 xuống đất, bà mẹ hét lớn ngăn không cho ông nội vào đỡ cháu được bác sĩ hết lời khen ngợi - Ảnh 1.

Nhìn thấy bố mẹ từ xa, Tiểu Quang vui mừng chồm người trên lan can tầng 2 (Ảnh minh họa).

Cho đến cuối tuần trước, sau khi reo hò, Tiểu Quang lại quá phấn khích nên cứ leo lên lan can rồi lại leo xuống rồi lại leo lên. May mà ông nội luôn ở bên cạnh để giữ lấy vạt áo của cháu. Thế nhưng, do sơ sểnh, Tiểu Quang đã chồm người quá nhiều qua lan can nên đã bị ngã từ tầng 2 xuống dưới đất.

Cảnh tượng này đã được mẹ của Tiểu Quang chứng kiến tất cả, cô vội mở cổng lao vào sân, đồng thời, ông nội của bé trai cũng chạy vội xuống lầu tìm cháu. Thế nhưng, ngay khi bố chồng muốn chạy đến đỡ Tiểu Quang dậy thì con dâu lại hét lớn ngăn ông lại: "Bố đừng đến gần. Hãy để thằng bé nằm yên như thế". Dù rất tức giận trước phản ứng của con dâu, nhưng nhìn vẻ mặt nghiêm túc của con, ông cũng không dám xông vào.

Con trai 3 tuổi bị ngã từ lầu 1 xuống đất, bà mẹ hét lớn ngăn không cho ông nội vào đỡ cháu được bác sĩ hết lời khen ngợi - Ảnh 2.

Bác sĩ đã hết lời khen ngợi cách xử trí tình huống khi con gặp nguy hiểm của mẹ Tiểu Quang.

Xe cứu thương đến sau vài phút xảy ra sự việc. Bác sĩ kiểm tra cho Tiểu Quang xong thì hỏi han tình hình. Anh ấy đã khen ngợi ngay tại chỗ: "Chị làm tốt lắm! Rất chuyên nghiệp nếu không thương tích của đứa trẻ sẽ nghiêm trọng hơn".

Cách sơ cứu đúng khi trẻ bị ngã từ trên cao xuống mà cha mẹ cần biết

Theo các bác sĩ, cách sơ cứu đúng nhất khi con bị té ngã chính là bình tĩnh và quan sát con trong vòng 15 giây xem con có vết thương nào không. Nếu trẻ bị chấn thương ở phần cổ hoặc lưng, bố mẹ tuyệt đối không được bế trẻ lên. Hãy đảm bảo trẻ nằm ở tư thế thẳng và không di chuyển. Sau đó, lập tức gọi xe cấp cứu.

Con trai 3 tuổi bị ngã từ trên cao xuống đất, bà mẹ hét lớn ngăn không cho ông nội vào đỡ cháu được bác sĩ hết lời khen ngợi - Ảnh 3.

Trong trường hợp chân tay của con không thể hoạt động, bố mẹ chạm nhẹ vào là con khóc thét có nghĩa là con đã bị gãy xương hoặc trật khớp. Lúc này, điều bạn cần làm là hãy bế con ở tư thế cố định để đưa con đến bệnh viện. Trong lúc di chuyển cần nhẹ nhàng để tránh gây thêm tổn thương cho con.

Còn nếu may mắn trẻ không bị thương nặng sau cú ngã mà chỉ bị sưng tấy hoặc vết thương ngoài da, bố mẹ có thể dùng đá lạnh để chườm vết sưng tấy cho con hoặc dùng bông, vải sạch để cầm máu với vết thương ngoài da. Và nếu trẻ tỉnh táo, không có triệu chứng nào bất thường, bố mẹ có thể yên tâm.

Ngoài ra, nên lưu ý không nên bôi dầu gió để xoa bóp vết thương vì điều này sẽ làm cho vết thương nặng thêm.

Các biện pháp an toàn để bảo vệ con khi ở nhà chung cư, cao tầng

Khi ở nhà cao tầng hoặc chung cư, điều bố mẹ cần làm để bảo vệ con khỏi bị té ngã từ trên cao xuống dẫn đến những tai nạn thương tâm là:

- Lắp khung hoặc lưới bảo vệ ban công, cửa sổ để tránh trường hợp trẻ nhoài người ra ngoài và rơi xuống đất. Lưu ý, bạn nên chọn lựa khung bảo vệ có khoảng cách giữa các thanh chắn hẹp để trẻ không thể chui đầu hoặc người qua được. Đặc biệt phải luôn khóa cửa sổ và cửa ra ban công nếu bạn đang bận việc không thể giám sát con thường xuyên.

- Giữ cho khu vực xung quanh cửa sổ hoặc ban công luôn trống, nghĩa là không có bất kỳ vật nào đủ lớn để trẻ có thể trèo lên được như bàn, ghế hoặc thang.

- Cất cao những vật nặng như đồ chơi có trọng lượng nặng vì trẻ có thể sẽ ném vỡ kính cửa sổ. Điều này cũng gây nguy hiểm cho con.

- Khi trẻ đã lớn, cha mẹ hãy nói cho con hiểu về sự nguy hiểm khi chơi gần cửa sổ và ban công, đồng thời đưa ra các quy tắc nghiêm cấm con lại gần đó chơi. Hãy cho con xem những video về những tai nạn liên quan đến hai nơi này để con dễ hình dung hơn.

- Không bao giờ được để con ở nhà một mình dù chỉ trong một thời gian ngắn. Vì trẻ nhỏ có thể làm rất nhiều chuyện mà người lớn không thể tưởng tượng được khi ở một mình.

- Nếu nhà có người giúp việc hoặc các thành viên khác như ông bà, cha mẹ cũng cần yêu cầu tất cả mọi người thực hiện nghiêm túc những việc phía trên để đảm bảo an toàn cho con của bạn.

Con trai 3 tuổi bị ngã từ trên cao xuống đất, bà mẹ hét lớn ngăn không cho ông nội vào đỡ cháu được bác sĩ hết lời khen ngợi - Ảnh 6.

H.H

Tin mới