Con thấp bé so với bạn cùng tuổi, có thể do trẻ bị rào cản dưới đây mà cha mẹ không biết

(Tổ Quốc) - Theo chuyên gia dinh dưỡng, có 3 rào cản có thể hạn chế sự phát triển chiều cao cũng như cân nặng của trẻ.

Theo các chuyên gia, 5 năm đầu tiên là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của một đứa trẻ, bao gồm cả chiều cao và cân nặng. Đây cũng là giai đoạn mà não bộ của trẻ lớn lên nhanh hơn bất kỳ lúc nào khác trong cuộc đời vì tất cả những trải nghiệm mà trẻ được tiếp xúc ở giai đoạn này giúp xây dựng hàng triệu dây thần kinh kết nối trong não - là nền tảng cho việc học tập, sức khỏe và hành vi trong suốt cuộc đời của trẻ.

Trong một buổi tọa đàm về "Ngày tăng trưởng", Tiến sĩ Jun Dimaano Jr - Giám đốc dinh dưỡng Abbot tại Philippines, cùng với Chuyên gia dinh dưỡng Julianne Malong và hot mom Chesca Garcia-Kramer – nữ diễn viên kiêm người mẫu nổi tiếng của Philippines – đã cùng nhau thảo luận về tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để theo dõi chiều cao và cân nặng đều đặn, đặc biệt là trong 2 năm đầu và 2 lần/năm khi trẻ bước sang 3 tuổi.

Tiến sĩ Jun Dimaano nói: "Việc làm này rất quan trọng vì nó theo dõi sự phát triển của trẻ, đặc biệt là khi trẻ bị ốm". Bên cạnh đó, Tiến sĩ Dimaano cũng nói về 3 rào cản thường gặp khiến trẻ không đạt được chiều cao và cân nặng lý tưởng trong 5 năm đầu tiên.

Chiều cao và cân nặng lý tưởng của trẻ là gì?

Con không đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, cha mẹ thử xem con có bị rào cản nào sau đây ngăn chặn hay không - Ảnh 1.

Cân nặng và chiều cao lý tưởng của một đứa trẻ được căn cứ dựa trên bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (Ảnh minh họa).

Tiến sĩ Dimaano cho biết cân nặng và chiều cao lý tưởng của trẻ được căn cứ dựa trên bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): "Các bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của WHO sẽ cho cha mẹ biết là con mình nên cao và nặng bao nhiêu trong những năm đầu đời. Bạn cũng rất dễ dàng phát hiện ra con mình đang đứng ở đâu trong biểu đồ tăng trưởng đó. Và các biểu đồ của WHO có số đo dành cho bé trai và bé gái riêng biệt".

Tiến sĩ Dimaano

60% chiều cao của một đứa trẻ được xác định khi bé được 5 tuổi, trong đó, yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chiều cao chiếm tỉ lệ từ 60-80%. Vì vậy, cha mẹ phải tận dụng 5 năm đầu đời làm bàn đạp để thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao tối đa cho con.

Theo Tiến sĩ Dimaano, có 3 rào cản có thể cản trở sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ:

1. Trẻ bị bệnh tái phát

Con không đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, cha mẹ thử xem con có bị rào cản nào sau đây ngăn chặn hay không - Ảnh 2.

Bị bệnh thì sẽ càng kén ăn, dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, từ đó bệnh dễ tái phát (Ảnh minh họa).

Bệnh tật và chế độ ăn thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ. Thông thường, những đứa trẻ kém phát triển chiều cao thường rơi vào một vòng tròn luẩn quẩn như sau: trẻ còi cọc thì sức đề kháng sẽ yếu, dễ bị bệnh. Bị bệnh thì sẽ càng kén ăn, dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, từ đó bệnh dễ tái phát.

Do đó, cha mẹ cần cung cấp cho con một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa để tăng sức đề kháng ngăn các loại bệnh tật, vừa là để thúc đẩy chiều cao cho con. Và sữa là lựa chọn cần thiết giúp lấp đầy khoảng trống thiếu hụt dinh dưỡng đấy.

2. Kén ăn và khó ăn

Con không đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, cha mẹ thử xem con có bị rào cản nào sau đây ngăn chặn hay không - Ảnh 3.

Con kén ăn cũng là một yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng của con (Ảnh minh họa).

Bà mẹ Chesca chia sẻ rằng con gái út của cô, Gavin, ban đầu không phải là người kén ăn nhưng dễ bị phân tâm và cuối cùng là dẫn đến khó nuôi. Thế là chuyên gia dinh dưỡng Malong liền đề nghị Chesca sử dụng phương pháp "chuỗi thức ăn" của người Hồi giáo, nghĩa là cha mẹ bắt đầu với thức ăn mà con thích và thêm vào đó một ít thức ăn con không thích. "Ví dụ con thích ăn gà lăn bột chiên giòn, mẹ từ từ giới thiệu đồ ăn lành mạnh cho con qua món gà luộc, rồi kết hợp thịt gà với bông cải xanh. Đó là cả một quá trình dài cần sự kiên nhẫn của mẹ", cô Julianne giải thích.

Dựa trên kinh nghiệm của mình, bà mẹ Chesca nói thêm rằng điều quan trọng là phải cho con tham gia trong quá trình chuẩn bị thức ăn. "Tôi vừa cho con phụ giúp mẹ nấu nướng, tôi vừa nói chuyện với con. Tôi sẽ giải thích cho con hiểu tại sao chúng ta phải ăn, và phải ăn những gì để tốt cho sức khỏe. Và chẳng hạn như con không thích ăn bông cải xanh thì tôi có thể băm nhỏ nó ra trộn lẫn với thức ăn khác", cô chia sẻ.

3. Thiếu hụt dinh dưỡng

Tuy mẹ Chesca vẫn đang nỗ lực làm ra những bữa ăn có nhiều màu sắc phong phú để cân bằng dinh dưỡng cho con, nhưng thật ra, cô vẫn bối rối vì không biết tỉ lệ rau và protein thế nào cho hợp lý. Câu hỏi cô đặt ra là làm thế nào để cân bằng dinh dưỡng?

Con thấp bé so với bạn cùng tuổi, có thể do trẻ bị rào cản dưới đây mà cha mẹ không biết - Ảnh 6.

Tiến sĩ Dimaano tư vấn rằng các cha mẹ có thể tham khảo chế độ ăn theo lứa tuổi do Viện nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng Pinggang Pinoy (Philippines) cung cấp. Cụ thể các nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ từ 3 - 5 tuổi là:

- Carbohydrate: 1/2 chén cơm hoặc 2 cái bánh mì nhỏ.

- Protein: khoảng 15 gram thịt nạc, cá, trứng.

- Rau: 1/2 chén.

- Trái cây: 1 miếng trái cây cỡ trung bình.

"Ngoài những vấn đề trên thì tình yêu mà cha mẹ dành cho con cũng được xem là một món quà sức khỏe. Và nếu con có thể cảm nhận được sự yêu thương đó một cách đầy đủ và trọn vẹn trong 5 năm đầu đời thì chắc chắn con cũng sẽ cao lớn và khỏe mạnh", Tiến sĩ Dimaano kết luận.

Nguồn: Parents

H.H

Tin mới