(Tổ Quốc) - Bệnh tiểu đường không phải là một loại bệnh thầm lặng, khi phát bệnh cơ thể sẽ trải qua 3 sự thay đổi rõ rệt.
Nhờ sự phát triển không ngừng của xã hội, con người ngày nay ngày càng đủ đầy về dinh dưỡng. Chúng ta có rất nhiều lựa chọn trong ẩm thực, nhưng điều đó đôi khi lại không tốt cho cơ thể. Bởi thực phẩm càng nhiều chất béo, nhiều đường, giàu tinh bột lại càng dễ khiến cơ thể tăng cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và tim mạch.
Trong nhiều năm gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng do lượng đường mà cơ thể nạp vào không được kiểm soát, khiến đường huyết tăng cao bất thường.
Bệnh tiểu đường không phải là một loại bệnh thầm lặng, khi phát bệnh cơ thể sẽ trải qua 3 sự thay đổi rõ rệt.
3 sự thay đổi của cơ thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
1. Đi vệ sinh thường xuyên hơn
Nếu bạn đi vệ sinh quá thường xuyên, bạn nên kiểm tra đường huyết có ổn định hay không. Bởi nếu đường huyết cao bất thường, cơ thể sẽ cố gắng đào thải ra bên ngoài nhanh chóng, từ đó làm tăng tiểu tiện. Người tiểu đường khi đi tiểu sẽ có dấu hiệu nước tiểu vẩn đục, nước tiểu có mùi ngọt, có kiến bu trên nước tiểu, nước tiểu nhiều bọt...
2. Thường xuyên bị đói nhưng cân nặng lại giảm không giải thích được
Những người có lượng đường trong máu cao thường gặp vấn đề về quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Mặc dù họ ăn nhiều nhưng việc tiết insulin không sẽ dẫn đến việc thức ăn được ăn không đi vào tế bào. Các tế bào không được "no" nên đã truyền cơn đói đến hệ thần kinh trung ương của não. Khiến những người có lượng đường trong máu cao có cảm giác đói, thèm ăn hơn và ăn nhiều hơn.
Ăn rất nhiều nhưng người tiểu đường lại bị giảm cân bởi lúc này cơ thể bị thiếu insulin, khiến cho cơ thể không thể hấp thụ hiệu quả đường glucose. Để đáp ứng đủ năng lượng, cơ thể buộc phải phân hủy một lượng lớn chất béo và chất đạm, điều này khiến bệnh nhân tiểu đường xuất hiện tình trạng sụt cân.
3. Thường cảm thấy khô miệng
Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường nói rằng họ thường cảm thấy khô miệng, nhất là về đêm. Lý do bởi khi lượng đường huyết cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
5 món ăn là insulin tự nhiên, nên ăn để hạ đường huyết hiệu quả
- Hạt sen tuyết
Hạt sen tuyết chứa nhiều chất xơ thực vật, rất thích hợp cho người tiểu đường, béo phì, táo bón. Đây là loại thực phẩm thiên nhiên có chỉ số đường huyết thấp nên phù hợp cho người tiểu đường.
- Bột kiều mạch đen
Bột kiều mạch đen là một trong những nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe, ăn thường xuyên còn có tác dụng tăng cường miễn dịch. Người tiểu đường nếu uống bột kiều mạch đen sẽ có tác dụng hạ đường huyết nhanh.
- Hành tây
Hành tây có chứa một chất hữu cơ tương tự như thuốc hạ đường huyết, có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Hơn nữa, hành tây đặc biệt giàu axit folic, vitamin C, chất xơ và các nguyên tố vi lượng khác nhau như kali và selen... rất tốt cho việc cải thiện sức khỏe của người tiểu đường.
- Râu ngô
Râu ngô có chứa crom và sapoin, là một thành phần có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những bệnh nhân có đường huyết cao. Ngoài ra, râu ngô là một nguồn giàu chất chống oxy hóa flavonoid tự nhiên. Chất chống oxy hóa là các hợp chất thực vật bảo vệ các tế bào của cơ thể bạn chống lại tác hại của các gốc tự do.
- Mộc nhĩ trắng
Mộc nhĩ trắng rất giàu chất xơ, có thể làm chậm quá trình hấp thụ và sử dụng carbohydrate ở ruột non, tăng cường hoạt động hạ đường huyết của insulin và cũng rất hữu ích để ổn định lượng đường trong máu. Nó vừa có tác dụng làm đẹp da, vừa có tác dụng làm chậm quá trình tăng đường huyết, rất thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Đậu Đậu